Một số kết quả về công tác phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ trong nhiệm kỳ công tác 2016-2021 (Phần 2)

Ở phần 1 của bài viết đã nêu những thành tựu, kết quả mà Chính phủ đạt được trong công tác ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến tình hình, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở phần 2 của bài viết sẽ đề cập đến những kết quả trong công tác hoàn thiện chính sách tài chính, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế và hoạt động xuất, nhập khẩu.


Ở phần 1 của bài viết đã nêunhững thành tựu, kết quả mà Chính phủ đạt được trong công tác ổn địnhkinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành chủ động, linh hoạt các công cụchính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến tình hình, tạo môi trường thuận lợithúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ở phần 2 của bài viết sẽ đề cập đếnnhững kết quả trong công tác hoàn thiện chính sách tài chính, cơ cấu lạingân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế vàhoạt động xuất, nhập khẩu.

 

3.Hoàn thiện chính sách tài chính, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợcông theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, duy trì nền tài chính quốc gia antoàn, bền vững.

Tổchức thực hiện tốt Luật Ngân sách nhà nước, các Luật thuế và nhiệm vụ thu ngânsách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội; thực hiện đồng bộ các giải pháp thungân sách nhà nước (NSNN), khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế; tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra thuế; đẩy mạnh các giải pháp chống chuyển giá, hạnchế nợ đọng thuế. Quy mô thu NSNN giai đoạn 2016-2020 được cải thiện, đạtkhoảng 25,1%/GDP[1],vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (23,5 %). Cơ cấu thu ngân sách ngày càng bền vững,tỷ trọng thu nội địa tăng dần, đến năm 2020 đạt khoảng 85,3% tổng thu NSNN, cảgiai đoạn 2016 - 2020 đạt 81,9%, tăng 13,2% so với giai đoạn 2011 - 2015; mứcđộ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và nguồn tài nguyên, khoáng sản giảm đángkể từ 30% xuống 17,6% trong giai đoạn 2016 - 2020. Siết chặt kỷ luật, kỷ cươngtài chính-ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách được đổi mới gắn với triểnkhai kế hoạch tài chính trung hạn, bảo đảm tiết kiệm, đúng mục đích và hiệuquả; đẩy mạnh khoán chi, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vịsử dụng ngân sách gắn với việc ban hành các tiêu chí, giám sát, đánh giá việcquản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước. Cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực, tỷ trọng chi thườngxuyên giảm dần[2]trong khi hằng năm thực hiện tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp cho người cócông, tăng cường tiềm lực cho quốc phòng, an ninh, khắc phục hậu quả thiên tai,bão, lụt...; tỷ trọng dự toán chi đầu tư tăng từ 25,7% năm 2017 lên mức 26,9%năm 2020 và trong tổ chức thực hiện được bổ sung thêm từ nguồn tăng thu, tiếtkiệm chi, nguồn dự phòng nên tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt 27-28%, vượtmục tiêu Quốc hội đề ra (25-26 %), thể hiện kết quả tích cực, nhất là trong bốicảnh quy mô chi NSNN so với GDP giảm. Bội chi ngân sách nhà nước được chỉ đạokiểm soát chặt chẽ, bình quân giai đoạn 2016-2019 khoảng 3,5% GDP, bình quângiai đoạn 2016-2020 khoảng 3,64%, vượt mục tiêu đề ra cho giai đoạn là dưới3,9% GDP. Riêng năm 2020, do tác động của dịch Covid-19 nên Chính phủ đã báocáo Quốc hội đề nghị tăng bội chi NSNN lên khoảng 4,99-5,59% GDP; trong điềuhành, Chính phủ đã quyết tâm phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi NSNN nên dựkiến bội chi NSNN cả năm ở mức khoảng 4,2%.

Chủđộng tái cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ theo hướng an toàn, bền vững. Xây dựng kếhoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường quản lý, nâng caohiệu quả sử dụng nợ công. Tốc độ tăng nợ công giảm từ trung bình 18,1%/năm, gấp3 lần GDP giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 6,8%/năm giai đoạn 2016 - 2019. Cơcấu nợ chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng nợ trong nước từ 38,9% năm 2011lên 61,9% nợ Chính phủ năm 2019, kỳ hạn phát hành, thời gian đáo hạn bình quântrái phiếu Chính phủ tăng dần, trong khi lãi suất vay giảm sâu, bảo đảm antoàn, an ninh tài chính quốc gia. Các chỉ tiêu an toàn nợ giai đoạn 2016 - 2020được kiểm soát chặt chẽ, giảm dần qua các năm và nằm trong giới hạn trần đượcQuốc hội phê chuẩn, trong đó chỉ tiêu giai đoạn 2016-2019 đều đạt và vượt mụctiêu đề ra[3];trong đó nợ công giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống 55% GDP vào cuối 2019; nợChính phủ giảm từ mức 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP năm 2019; nợ nước ngoài quốcgia giảm từ 49% GDP năm 2017 xuống 47,1% GDP năm 2019.

4.Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu gắn với phát triển vững chắc thị trườngnội địa.

Mở rộng, đa dạng hóa mặt hàng và thịtrường xuất khẩu.

Chínhphủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 - văn bảnluật đầu tiên điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu; trên cơ sở đó, Chính phủ banhành 4 Nghị định[4]quy định chi tiết. Tăng cường xúc tiến thương mại với nhiều hình thức phù hợp;tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTAthế hệ mới để kết nối, mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trịvà mạng lưới sản xuất toàn cầu; triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khókhăn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệthống hạ tầng giao thông; cơ cấu lại thị trường, mặt hàng xuất khẩu theo hướngđa dạng hó; rà soát, công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩymạnh dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi hóa thương mại[5].Chủ động đánh giá tác động của dịch Covid-19, khơi thông xuất khẩu trong bốicảnh thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng; xây dựng kịch bản khai thác,phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng có lợi thế; thúc đẩy xuất khẩuvật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Nâng cao nănglực phòng vệ thương mại, bảo đảm lợi ích của Việt Nam trong thực thi các FTAthế hệ mới. Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệthương mại và gian lận xuất xứ[6],xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại[7].Nhập khẩu tập trung chủ yếu vào nhóm hàng phục vụ sản xuất để xuất khẩu và phụcvụ xây dựng các dự án, công trình trong khi nhập khẩu nhóm hàng không khuyếnkhích chỉ chiếm dưới 7%. Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, không để quá phụthuộc vào một thị trường[8],khắc phục dần sự cố mất cân đối trong quan hệ thương mại với một số thị trườngcó nhập siêu lớn. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2019 tăng gần 1,7 lần sovới năm 2015, đánh dấu lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷUSD; năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng ước đạtkhoảng 575 tỉ USD. Điểm sáng đáng ghi nhận là xuất khẩu của khu vực doanhnghiệp trong nước tăng mạnh kể từ năm 2019[9].Từ năm 2016, cán cân thương mại hàng hóa luôn đạt thặng dư với mức xuất siêutăng dần qua các năm[10];năm 2020 mặc dù nhiều thị trường xuất khẩu bị gián đoạn do dịch Covid-19 nhưngxuất siêu vẫn đạt cao nhất từ trước đến nay.

Chú trọng kích cầu tiêu dùng nộiđịa, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa.

Triểnkhai thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với việc thực hiệnCuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đấy mạnh việc xây dựnghình ảnh, thương hiệu và uy tín hàng Việt Nam chất lượng cao[11].Chú trọng phát triển thương mại điện tử[12],phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn2021-2025[13].Đa dạng hóa, hiện đại hóa và phát triển các kênh phân phối bán lẻ hàng hóa, hệthống hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại, áp dụng các tiêu chuẩnvề an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thị trường bán lẻ[14];nguồn hàng hóa sản xuất trong nước được kết nối, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhucầu tiêu dùng. Tăng cường quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lậnthương mại, bảo đảm cân đối hàng hóa thiết yếu, giá cả ổn định, không để thiếuhàng, sốt giá. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫnnhất toàn cầu[15].Thương mại nội địa luôn giữ vững đà tăng trưởng ở mức cao và cao hơn tốc độtăng trưởng GDP từ 1,57 lần.

(Còn tiếp)



[1] Giai đoạn 2011-2015 là 23,6% .

[2] Năm 2019 là 61,2% so với mức 61,8%năm 2018

[3] Mục tiêu của giai đoạn 2016-2020; nợcông hằng năm không quá 65% GDP; nợ Chính phủ hằng năm không quá 35% GDP; nợnước ngoài của quốc gia hàng năm không quá 50% GDP. Kỳ hạn phát hành TPCP có kỳhạn từ 5 năm trở lên năm 2016 đạt 91,9% khối lượng phát hành; đến năm 2019 đạt100% khối lượng phát hành và dự kiến năm 2020 cũng đạt 100%, vượt mục tiêu củaQuốc hội giao (70%)

[4] Bộ quản lý chuyên ngành ban hành 82Thông tư về lĩnh vực xuất nhập khẩu

[5] Việt Nam đã kết nối C/O điện tử mẫuD với toàn bộ các nước trong khối ASEAN. Quy trình, thủ tục xin cấp C/O mẫu Dđiện tử hoàn toàn qua mạng Internet, không tiếp nhận hồ sơ giấy, không pháthành bản C/O giấy

[6] Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày04/7/2019

[7] Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày01/3/2020

[8] Thị trường nhập khẩu máy móc, nguyênliệu cho sản xuất được đa dạng hóa đã dịch chuyển dần từ khu vực Châu Á sangkhu vực thị trường Châu Âu và Châu Mỹ

[9] Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu củakhu vực doanh nghiệp trong nước đạt 82,96 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2018, caohơn nhiều so với mức tăng 4,2% của khu vực FDI

[10] Năm 2020 ước đạt hơn 19 tỷ USD; năm2019 là 10,87 tỷ USD; năm 2018 là 6,83 tỷ USD; năm 2017 là 2,1 tỷ USD, năm 2016là 1,77 tỷ USD

[11] Quyết định 1320/QĐ-TTg ngày08/10/2019

[12] Các Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày16/5/2013; SỐ 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018; số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018

[13] Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày15/5/2020

[14] Đến năm 2019 cả nước có 8.500 chợ, 1.085siêu thị, 240 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi

[15] Đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốcgia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu theochỉ số phát triển bản lẻ toàn cầu ( GRDI ) của Công ty tư vấn AT Kearney

Cập nhật : 9:57 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!