NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI (Phần cuối)


Đề án Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050  đã cập nhật tình hình thiên tai, thiệt hại dothiên tai gây ra, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác phòngngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua từ trung ương đến cácđịa phương; từ đó đề ra những nhiệmvụ, giải pháp chung phù hợp với tình hình thực tiễnđối với công tác phòng chống thiên tai.

 

9. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ

Nhiệm vụ trọng tâm là xác định rõ sự hình thành, đặc điểmcơ bản và tác động của từng loại hình thiên tai, dự báo xu thế diễn biến, đềxuất giải pháp phòng chống căn cơ trước mắt và lâu dài trên cơ sở tiếp thu côngnghệ tiên tiến của thế giới. Tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

a)Nghiên cứu khoa học, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống để xác định rõ cơ chếhình thành, xu thế phát triển, tác động tiềm ẩn, dự báo, cảnh báo sớm thiên taitrong bối cảnh biến đổi khí hậu và quá trình phát triển kinh tế, xã hội; làm cơsở để hoạch định chính sách và triển khai các hoạt động phòng, chống thiên taiđáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài…;

b)Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, vận hành; quan trắc,khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin phục vụ chỉ đạo, chỉ huyphòng chống thiên tai;

c) Pháttriển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu vật liệu mới để xây dựng, củng cốcông trình phòng chống thiên tai;

d) Ứng dụng côngnghệ thông tin địa không gian trong triển khai các hoạt động truyền thông, nângcao nhận thức, cảnh báo sớm thiên tai;

đ) Ràsoát, nghiên cứu điều chỉnh thời vụ sản xuất, đổi mới kỹ thuật canh tác, chuyểnđổi cơ cấu sản xuất, phát triển giống cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tếcao phù hợp với tình hình thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phổ biếnáp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

e) Nghiên cứu xây dựng các tài liệuhướng dẫn kỹ thuật, áp dụng các mô hình tiên tiến, các kinh nghiệm truyềnthống, đặc biệt là các mô hình dựa vào cộng đồng dân cư trong các lĩnh vựcphòng chống thiên tai;

g) Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nướcđể đổi mới khoa học công nghệ trong ứng phó khẩn cấp và khôi phục, xây dựng lạitốt hơn sau thiên tai;

h) Tăngcường năng lực các cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; gắnkết hoạt động của các viện nghiên cứu, trường đại học với cơ quan quản lý thiêntai; hình thành đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực phòng, chống thiêntai đủ năng lực để tham mưu, tư vấn cho các cơ quan quản lý thiên tai các cấp,các tổ chức, người dân;

10. Hợp tác quốc tế

Nhiệm vụ trọng tâm là phát huy hiệu quả các cơ chế hợptác toàn cầu, khu vực, song phương trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, huy độngnguồn lực và tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chính như sau:

a) Tăng cường hợp tác song phương, đa phương với cácquốc gia, đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học trongkhu vực và trên thế giới về phòng chống thiên tai, nhất là hợp tác chia sẻ thôngtin, dự báo, cảnh báo về thiên tai, phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, quản lýtàu thuyền trú tránh bão, áp thấp nhiệt đới, quản lý tài nguyên nước.

b) Tham gia tích cực, chủ động trong các cơ chế hợptác về phòng, chống thiên tai trong đó ưu tiên tham gia các cơ chế hợp tác:ACDM, Ủy hội sông Mekong, Diễn đàn toàn cầu về giảm nhẹ thiên tai, ARF, ASEM…hướngtới mục tiêu giải quyết được các vấn đề thiên tai xuyên biên giới, như duy trìnguồn nước, chống hạn, ứng phó thảm họa…;

c) Duy trì hợp tác, thường xuyêncung cấp thông tin về thiên tai và giữ liên lạc với các đầu mối quốc tế để tiếpnhận xu hướng quản lý rủi ro trong điều kiện biến đổi khí hậu, đồng thời nhanhchóng vận động hỗ trợ khẩn cấp trong điều kiện thiên tai lớn, liên vùng như bãomạnh, siêu bão, mưa lớn diện rộng, sạt lở đất, xâm nhập mặn;

d) Triển khai thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các điềuước quốc tế, hiệp định, thỏa thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia ký kết nhưKhung hành động Sendai, Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp,…;

 

11.Tăng cường nguồn lực tài chính phòng chống thiên tai

Nhiệmvụ trọng tâm là huy động được nguồn lực của toàn xã hội, đặc biệt là sử dụnghợp lý, có hiệu quả các nguồn lực tài chính của nhà nước cho công tác phòng,chống thiên tai. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chínhnhư sau:

a) Phân bố hợplý các nguồn lực tài chính ở các cấp quản lý để thực hiện chiến lược, kế hoạch,chính sách và các quy định về phòng chống thiên tai trong tất cả các lĩnh vựccó liên quan;

b) Tăng tỷ lệchi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để đảm bảo tài chính cho công tác phòngchống thiên tai; xây dựng thêm loại, khoản thuộc lĩnh vực chi ngân sách chophòng chống thiên tai trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước; bổ sung tiêuchí, định mức  phân bổ dự toán chi thườngxuyên cho phòng chống thiên tai; phân bổ hợp lý kinh phí đầu tư xây dựng cơbản, sự nghiệp cho công tác phòng, chống thiên tai; ưu tiên vận động ODA chophòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu;

c) Rà soát, điềuchỉnh cơ chế, tăng cường phân cấp, phân quyền đảm bảo huy động nhanh, kịp thờinguồn lực của các cấp, đặc biệt là dự phòng ngân sách, dự trữ quốc gia đáp ứngyêu cầu ứng phó khẩn cấp thiên tai;

d) Sử dụng hiệuquả Quỹ Phòng chống thiên tai tại các địa phương, Quỹ phòng chống thiên taiquốc gia, bảo hiểm rủi ro thiên tai; tạo cơ chế huy động các nguồn vốn trong vàngoài nước;

đ) Đẩy mạnh xãhội hóa đầu tư cho các hoạt động phòng chống thiên tai. Khuyến khích đầu tư củadoanh nghiệp, người dân đối với công trình phòng, chống thiên tai, đảm bảo nhàở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho tàng,...

 

Cập nhật : 9:41 - 23/07/2021
In trang này Click here to Print it!