Những mục tiêu đề ra tại Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang làm thay đổi các hoạt động KT-XH, mở ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nền kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách để chủ động khai thác lợi ích và vượt qua thách thức từ CMCN 4.0, phát triển mạnh mẽ kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang làm thay đổi cáchoạt động kinh tế – xã hội, mở ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thứcđối với các nền kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng, thựchiện các chiến lược, chính sách để chủ động khai thác lợi ích và vượt qua tháchthức từ CMCN 4.0, phát triển mạnh mẽ kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đảng và Nhà nước ta đã có định hướngxây dựng chính sách và một số chương trình, chính sách để chủ động tham giaCMCN 4.0, nhấn mạnh tới ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sángtạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2019 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách pháttriển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu quanđiểm: “khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư xác định: “Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ýnghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội…”. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã cóchương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu,đổi mới công nghệ,… Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tếchia sẻ (Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019).

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghịquyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giảipháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốcgia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày27/9/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư, với cácmục tiêu đặt ra như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Chủ động và tận dụng có hiệu quả cáccơ hội của cuộc CMCN 4.0 nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng,cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoáđất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trênkhoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng caochất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, anninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025:

- Nâng cao chất lượng môi trường thểchế kinh doanh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ:

+ Duy trì xếp hạng về Chỉ số đổi mớisáng tạo toàn cầu (GII)[1] củaTổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Nângcao Chỉ số chất lượng pháp luật[2]thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu;

+ Trụ cột Thể chế[3] trong xếphạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thuộcnhóm 60 nước đứng đầu (nhóm 60);

+ Chỉ số An ninh mạng toàn cầu củaLiên minh viễn thông quốc tế (ITU)[4]thuộc nhóm 40 nước đứng đầu (nhóm 40).

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, đổimới, sáng tạo của doanh nghiệp và nền kinh tế, hướng tới làm chủ một số côngnghệ quan trọng của CMCN 4.0:

+ Trụ cột Năng lực đổi mới sáng tạo[5]trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thuộc nhóm 50 nước đứng đầu (nhóm 50);

+ Đạt tối thiểu 20% số doanh nghiệpứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0. Trong các ngành ưu tiên,tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ít nhất một trong các công nghệ của CMCN 4.0 đạttối thiểu 30%.

- Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP;năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm. Tổng đầu tư xã hội cho nghiêncứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 1,5% GDP.

- Phát triển lực lượng lao động chấtlượng, đáp ứng nhu cầu phát triển:

+ Trụ cột Kỹ năng[6] đối vớicác chỉ số trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tếthế giới (WEF) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu (nhóm 60);

+ Chỉ số Lao động có chuyên môn[7]và Liên kết trong đổi mới sáng tạo[8]trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu (Nhóm60);

+ Đáp ứng 90% nhu cầu của doanhnghiệp về lao động có kỹ năng cần thiết cho việc chuyển giao và ứng dụng cáccông nghệ của CMCN 4.0, nhất là kỹ năng công nghệ thông tin.

- Hoàn thành xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số; hoànthiện hạ tầng kết nối, kỹ thuật số và chia sẽ dữ liệu:

+ Đạt mức Chính phủ điện tử theo xếphạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN;

+ Trụ cột Ứng dụng công nghệ thôngtin[9]trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thuộc nhóm 30 nước đứng đầu (nhóm 30);

+ Đảm bảo Internet băng thông rộng phủ100% các xã; 90% người dân sử dụng internet; 100% các cơ quan quản lý nhà nướchoàn thành chuyển đổi số và cung cấp dịch vụcông trực tuyến cấp độ 4, áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Có ít nhất 3 đôthị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam).

Mục tiêu đến năm 2030:

- Nâng cao chất lượng môi trường thểchế kinh doanh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ:

+ Duy trì xếp hạng về Chỉ số đổi mớisáng tạo toàn cầu (GII)[10] củaTổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN và Chỉsố chất lượng pháp luật[11]thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu;

+ Trụ cột Thể chế[12] trong xếphạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thuộcnhóm 40 nước đứng đầu (nhóm 40);

+ Duy trì chỉ số An ninh mạng toàncầu của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)[13] thuộcnhóm 30 nước đứng đầu (nhóm 30).

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, đổimới, sáng tạo của doanh nghiệp và nền kinh tế, hướng tới làm chủ một số côngnghệ quan trọng của CMCN 4.0:

+ Duy trì trụ cột Năng lực đổi mớisáng tạo[14]trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu (nhóm 40).

- Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP;năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Tổng đầu tư xã hội cho nghiêncứu và phát triển (R&D) đạt ít nhất 2% GDP.

- Phát triển lực lượng lao động chấtlượng, đáp ứng nhu cầu phát triển:

+ Trụ cột Kỹ năng[15] đối vớicác chỉ số trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tếthế giới (WEF) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu (nhóm 40).

- Hoàn thành xây dựng Chính phủ số; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật số:

+ Đạt mức Chính phủ điện tử theo xếphạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN;

+ Trụ cột Ứng dụng công nghệ thôngtin[16]trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thuộc nhóm 20 nước đứng đầu (nhóm 20);

+ Mạng 5G phủ sóng toàn quốc.

 



[1] Hiện xếp thứ42 (sau Singapore và Malaysia)

[2] Hiện đang xếp thứ 90

[3] Hiện xếp thứ89

[4] Năm 2018 xếpthứ 50

[5] Hiện xếp thứ76

[6] Hiện xếp thứ93

[7] Hiện xếp thứ 102

[8] Hiện xếp thứ 86

[9] Hiện xếp thứ41

[10] Hiện xếp thứ42 (sau Singapore và Malaysia)

[11] Hiện đang xếp thứ 90

[12] Hiện xếp thứ89

[13] Năm 2018 xếpthứ 50

[14] Hiện xếp thứ76

[15] Hiện xếp thứ93

[16] Hiện xếp thứ41

Cập nhật : 14:44 - 21/12/2020
In trang này Click here to Print it!