Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ 6 tại Tuyên Quang, ngày 09/4/2019.

Ngày 09.4, tại Tuyên Quang, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ 6, nhiệm kỳ 2016 – 2021, với chủ đề “Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” và một số kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Ngày 09.4, tại Tuyên Quang, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ 6, nhiệm kỳ 2016 – 2021, với chủ đề “Kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” và một số kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Dự Hội nghị có: Đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường; Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp; Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân Nguyện; Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang; Đồng chí Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Đồng chí Đặng Ngọc Huy, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu; Đồng chí Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; cùng đại diện một số cơ quan của Quốc hội, đại diện Thường trực, các Ban và văn phòng HĐND 14 tỉnh Trung du, Miền núi phía Bắc và 4 tỉnh khách mời là Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Bình Thuận và Bình Dương.



Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm nhiệt liệt chào mừng các đại biểu về dự Hội nghị, đồng thời nhấn mạnh hoạt động giám sát là công tác quan trọng của Thường trực HĐND, việc tuân thủ đảm báo tính pháp chế trong công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đang được thực hiện có nhiều điểm mới, Thường trực HĐND và các Ban hoạt động cần nề nếp để phát huy vai trò trước cử tri và nhân dân. Vì vậy, Hội nghị lần này là diễn đàn có ý nghĩa thực tiễn về hoạt động giám sát trong hoạt động của HĐND tỉnh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. 



Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Ngọc Huy báo cáo đề dẫn tại Hội nghị

Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Ngọc Huy nhấn mạnh việc thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương đến nay đã được 3 năm (từ 2016), việc thực hiện đã được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về các mảng như giám sát an sinh xã hội, khiếu nại tố cáo tổ chức một cách thường xuyên và khoa học. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chức năng giám sát của HĐND, cơ chế mời chuyên gia, giải trình, trình tự thủ tục giám sát, nhân sự, tiêu chí đánh giá nội dung giám sát, trách nhiệm của các cơ quan thực hiện vai trò giám sát,… Hội nghị dành cho Thường trực HĐND các tỉnh trung du và miền núi phía bắc lần này là sự phối hợp giữa Ban Công tác đại biểu và Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang, mục đích nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực hiệu quả của HĐND, chia sẻ kinh nghiệm sẽ được phát huy trong thời gian tới. 



Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị


Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nêu rõ, trong những năm qua, hoạt động của HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc tiếp tục đổi mới về phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định, đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp ủy, cụ thể hóa thành các nghị quyết, ban hành cơ chế, chính sách, các biện pháp thiết thực, khả thi, chọn trúng các vấn đề quan trọng, cấp bách để quyết định và giám sát; nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Tính dân chủ, công khai được tăng cường, hoạt động của HĐND ngày càng sát thực tiễn, sát dân, sát cơ sở và phát huy hiệu lực, hiệu quả, khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò của cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn có một số tồn tại hạn chế như: Trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát chưa cao; Chưa có cơ chế để huy động các chuyên gia tham gia giám sát trực tiếp; Năng lực thực tiễn, kỹ năng phản biện của một số đại biểu còn hạn chế; Giám sát còn trùng chéo về nội dung, địa điểm, đối tượng; Việc nắm bắt thông tin từ hồ sơ, tài liệu của công dân gửi đến đôi khi chưa thực sự khoa học; Thẩm quyền của Thường trực HĐND trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND, việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, hoạt động giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND, hoạt động giám sát của các tổ đại biểu HĐND chưa được tổng kết kịp thời….

Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, cần hết sức coi trọng và nâng cao vai trò của hoạt động giám sát trong các mặt hoạt động của HĐND. Giám sát không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm lớn lao của HĐND và các vị đại biểu HĐND, thay mặt nhân dân và cử tri trong việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo và chịu trách nhiệm trước Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnh của mình, để khẳng định những kết quả đạt được, đồng thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó kiến nghị, đề xuất quyết định các biện pháp, giải pháp để hoạt động của bộ máy nhà nước đạt hiệu quả cao hơn. Giám sát phải đánh giá đúng mức ưu điểm, kinh nghiệm quý, chia sẻ, hợp sức để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, không nên chỉ bắt lỗi và quan trọng phải đảm bảo tính tuyệt đối của cấp ủy, vì chúng ta là Đảng cầm quyền, cũng là đảm bảo sự ổn định chính trị tại địa phương. 

Thường trực HĐND và các ban của HĐND xem xét cẩn trọng để lựa chọn đúng và trúng nội dung giám sát, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, tránh dàn trải. Tập trung vào những vấn đề được đa số cử tri quan tâm. Coi trọng công tác chất vấn. Việc chất vấn cần được tổ chức công khai, minh bạch, có truyền hình trực tiếp, người trả lời phải trả lời rõ ràng cụ thể tránh vòng vo, né tránh. Tăng cường hoạt động giám sát thông qua việc xem xét việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND, HĐND tại địa phương, để kịp thời phát hiện những nội dung không còn phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. 

Tại Hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã chuyển giao việc đăng cai tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 7 nhiệm kỳ 2016 – 2021 cho Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái.

TTBD

Cập nhật : 9:58 - 18/04/2019
In trang này Click here to Print it!