Hội nghị “Kỹ năng lập pháp dành cho đại biểu dân cử” tại Thanh Hóa, ngày 25-27/4/2022
Cập nhật : 15:13 - 18/05/2022

Ngày25/4, tại Thanh Hóa, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổchức Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng lập pháp dành cho đại biểu dân cử. Dự hội nghịcó đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịchHĐND tỉnh Thanh Hóa; đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Thường trực BanCông tác đại biểu chủ trì Hội nghị.

Cùngdự có gần 200 đại biểu gồm đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng ĐoànĐBQH; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND các tỉnh/thành phố; trưởng, phó các Ban củaHĐND tỉnh, lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh của 38tỉnh, thành phố trên cả nước.


Phátbiểu khai mạc hội nghị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu NguyễnTuấn Anh nhấn mạnh, lập pháp là một trong những chức năng quan trọng của Quốchội. Trong những năm gần đây, hoạt động lập pháp đã có những bước tiến, đượcNhân dân đánh giá cao. Những thành tựu lập pháp trên gắn liền với việc đổi mớihoạt động lập pháp của Quốc hội, từng bước nâng cao năng lực lập pháp của đạibiểu Quốc hội. Mặt khác, hoạt động lập pháp của Quốc hội đang đứng trước một sốkhó khăn và bất cập, trong đó một phần từ năng lực của mỗi đại biểu Quốc hội.Hơn nữa, trong nhiệm kỳ này, Quốc hội khóa XV sẽ phải thực hiện nhiệm vụ xâydựng pháp luật nặng nề, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namvà sự phát triển của đất nước, hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, các ĐBQH rất cầnđược cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động lập pháp, hỗ trợđại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong suốt nhiệm kỳ.


Trongbối cảnh đó, Ban Công tác đại biểu tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng lập phápdành cho đại biểu dân cử” nhằm giới thiệu về vai trò của đại biểu Quốc hội trêncương vị nhà lập pháp; truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng của đại biểuQuốc hội trong hoạt động lập pháp nói chung, cũng như trong xây dựng một dự ánluật được trình ra kỳ họp Quốc hội, cụ thể là dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh(sửa đổi) sẽ được thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Hội nghị cònnhằm tạo điều kiện cho các đại biểu dân cử nói chung nắm bắt và biết cách vậndụng một số kỹ năng cơ bản nhất trong việc xem xét, thảo luận về văn bản quyphạm pháp luật do cơ quan dân cử ban hành. Đồng thời, chương trình hội nghịnhằm nâng cao năng lực tham mưu trong hoạt động lập pháp của công chức giúpviệc cho cơ quan dân cử.

Phótrưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu hi vọng, với thực tiễn kinh nghiệmhoạt động của các đại biểu, cùng sự trình bày, trao đổi của các báo cáo viên sẽmang đến hội nghị không khí tranh luận sôi nổi với những ý kiến tâm huyết; gópphần đánh giá, hoàn thiện chính sách, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh tại kỳhọp tới, cũng như áp dụng kỹ năng lập pháp nói chung trong hoạt động khác củaQuốc hội và HĐND.

Phátbiểu chào mừng Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐNDtỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng nồng nhiệt chào mừng các đại biểu về dự hội nghị;đồng thời giới thiệu tổng quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng,thế mạnh và những định hướng lớn của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2021-2025.Đồng chí cũng thông tin tới các đại biểu những kết quả nổi bật trong phát triểnkinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh ThanhHóa, HĐND các cấp trong năm 2021 và quý I năm 2022; đồng thời trân trọng cảm ơncác đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thôngqua Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thùphát triển tỉnh Thanh Hóa. Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, trong quá trìnhtriển khai thực hiện nhiệm vụ, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chínhquyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, rất mong tiếp tục nhận được sựquan tâm của các cơ quan Trung ương, nhất là Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội,đại biểu Quốc hội và các tỉnh, thành phố trong cả nước để Thanh Hóa có bướcphát triển nhanh hơn, bền vững hơn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

TạiHội nghị, các đại biểu đã được nghe và trao đổi một số chuyên đề:

-Tổng quan một số vấn đề chính sách liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;

-Tổng quan về kỹ năng lập pháp;

-Kỹ năng nghiên cứu, xem xét một dự án luật của Đại biểu Quốc hội;

-Kỹ năng nghiên cứu, xem xét báo cáo đánh giá tác động trong hồ sơ của dự ánluật;

-Kỹ năng tham mưu về thông tin phục vụ hoạt động lập pháp của đại biểu dành chođội ngũ tham mưu giúp việc cơ quan dân cử.


Sauphần trình bày của báo cáo viên, mỗi chuyên đề đều có phần thảo luận toàn thểhoặc thực hành theo nhóm. Báo cáo viên tham dự Hội nghị là những chuyên gia caocấp, chuyên gia đã từng trải qua nhiệm vụ là người đại biểu dân cử, có nhiềukinh nghiệm trong hoạt động lập pháp cũng như nắm chuyên môn sâu trong công tácy tế nên sẽ gcung cấp nhiều thông tin cần thiết và thực tế cho các đại biểu,giúp đại biểu thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình trước cử tri và nhân dân.

TạiHội nghị, chương trình được chia thành 2 lớp: một lớp cho các ĐBQH và đại biểuThường trực HĐND; một lớp cho đội ngũ công chức tham mưu, giúp việc với nhữngchuyên đề chuyên sâu và riêng. Sau thời gian 02 ngày, các đại biểu tại Hội nghịđánh giá cao nội dung các chuyên đề vì đã cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết,có tính thực tế cao, đặc biệt là các số liệu được cung cấp tại hội nghị làm cơsở quan trọng áp dụng vào hoạt động thực tiễn của các đại biểu tại nghịtrường...

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK