Tin Hội nghị Tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV của Ban Công tác đại biểu ngày 9/4/2021
Cập nhật : 10:46 - 21/07/2021

Sáng 09/4, tại Hà Nội,Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị tổngkết công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trungương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu chủ trì hội nghị.

Tới dự Hội nghịcó: đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội;đồng chí Tòng Thị Phóng, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thườngtrực Quốc hội; đồng chí Trần Văn Túy, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyênTrưởng ban Công tác đại biểu; các lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; cùngcác lãnh đạo, công chức của 2 đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban làVụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.


Báo cáo tóm tắt tổngkết công tác của Ban Công tác đại biểu trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, đồng chíNguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, nhiệm kỳ Quốc hộiKhóa XIV Ban Công tác đại biểu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phầnvào kết quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Việc quản lý hồsơ và các tài liệu liên quan đến quản lý cán bộ bảo đảm khoa học, hiệu quả;công tác công khai bản kê khai tài sản thu nhập của đại biểu Quốc hội chuyêntrách và cán bộ thuộc diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý được thực hiệntheo đúng quy định. Công tác tham mưu xây dựng các Đề án, quy định quan trọng vềcông tác nhân sự, nhất là Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐNDcác cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 được Đảng đoàn Quốc hội nhất trí cao và được BanChấp hành Trung ương đồng ý tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách và giảmchức danh Ủy viên Thường trực; bảo đảm hài hòa giữa cơ cấu và chất lượng, bên cạnhviệc bảo đảm tỷ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu nữ trẻ tuổi, bảođảm cơ cấu vùng miền, có tính đến việc tăng cường chất lượng đại biểu là cácchuyên gia, các nhà khoa học… Việc theo dõi, hướng dẫn các vấn đề liên quan đếnhoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội ngày càng đáp ứng yêu cầuthực tiễn, giúp đại biểu Quốc hội hoạt động có hiệu quả; công tác xử lý đơn thưkhiếu nại, tố cáo liên quan đến đại biểu Quốc hội được tiến hành kịp thời,nghiêm túc, tuân thủ đúng quy định.

Công tác hướng dẫn vàgiám sát về tổ chức và hoạt động của HĐND được tham mưu kịp thời, đã có nhiều đổimới trong việc tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND khu vực, góp phần giữ mối quanhệ chặt chẽ giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với HĐND các cấp. Hoạt động bồi dưỡngkỹ năng đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có nhiều đổi mới, với nhiều nội dungphù hợp với yêu cầu của đại biểu. Nhờ đó chi phí đào tạo, bồi dưỡng giảm nhưngchất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên. Ban Công tác đại biểu đã nỗ lực xâydựng đội ngũ báo cáo viên có chất lượng cao ở ba khu vực Bắc – Trung – Nam.


Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụchính trị như một số nhiệm vụ triển khai chưa bảo đảm tiến độ, chưa có điềukiện để có nhiều ý kiến, xây dựng luật để tham gia vào tất cả cácnội dung phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Công tác giám sáthoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcòn ít. Công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử còn trùng lặp về thời gian vàđối tượng bồi dưỡng với các cơ quan khác; kinh phí bồi dưỡng báo cáoviên chưa tương xứng, nên khó thu hút được chuyên gia có kinh nghiệm…

Phó Trưởng Ban Côngtác đại biểu cũng cho biết, thời gian tới, Ban Công tác đại biểu chủ động xâydựng kế hoạch, xác định khâu đột phá trong công tác để tạo chuyển biến trong chấtlượng thực hiện nhiệm vụ được giao; bám sát yêu cầu thực tế và quy định pháp luật,không ngừng cải tiến lề lối làm việc, tạo thuận lợi trong công tác nhân sự, banhành văn bản hướng dẫn, nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng các văn bản bảo đảmphù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, luật có liên quan và thựctiễn.


Phát biểu tại Hội nghị,Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Kỳ họp thứ Mười một vừakết thúc cũng là thời điểm Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụQuốc hội trong đó có Ban Công tác đại biểu cùng nhau ôn lại chặng đường gần 5năm. Những kết quả mà Ban đã đạt được trong nhiệm kỳ là sự cố gắng nỗ lực củalãnh đạo Ban và cán bộ, công chức của hai đơn vị chuyên môn là Vụ Công tác đạibiểu và Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử. Với tinh thần trách nhiệm, sự mẫncán, kiến thức, mối quan hệ và kỹ năng hoạt động, từng thành viên đã hoàn thànhtốt nhiệm vụ mà lãnh đạo Ban giao phó. Trưởng Ban Công tác đại biểu nêu rõ,trong bối cảnh vừa là cơ quan tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vừa chủtrì, tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Bầu cử quốc gia, nhiệm vụ của Ban Côngtác đại biểu sẽ liên tục, cao độ từ này cho đến khi tổ chức thành công Kỳ họpthứ Nhất, Quốc hội Khóa XV. Ban Công tác đại biểu mong muốn tiếp tục nhận đượcsự quan tâm, chia sẻ, sát cánh của lãnh đạo Quốc hội trong thời gian tới đểhoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.


Ghi nhận kết quảcủa các hoạt động, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá BanCông tác đại biểu đã có một nhiệm kỳ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, trong đó nhiềunhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, nhất là trong Kỳ họp thứ Mười một vừa qua. Đồngchí cũng nhất trí với phương hướng, đề xuất của Ban Công tác đại biểu và tintưởng thời gian tới Ban Công tác đại biểu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy tốtcác kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế, tiếp tục làm tốt côngtác tham mưu, phục vụ hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội, hoạt động của Quốc hội,Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Phó Chủtịch Quốc hội đề nghị, với vai trò, vị trí quan trọng của mình, Ban Công tác đạibiểu cần tiếp tục nỗ lực tham mưu giúp Đảng, Nhà nước, Quốc hội bồi dưỡng kỹnăng hoạt động để xây dựng đội ngũ đại biểu dân cử cả nước, đồng thời xây dựng,hoàn thiện chế độ chính sách đối với các đại biểu dân cử hoạt động chuyêntrách.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK