TỌA ĐÀM "TIẾP TỤC KIỆN TOÀN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN BẢO TỒN ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP", Hà Nội, ngày 24/3/2023
Cập nhật : 15:16 - 24/03/2023

Năm 2020, Ban Công tác đại biểu đã hợp tác với Văn phòng Dự án Tổ chức TRAFFIC International tại Việt Nam (Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu) trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì tổ chức tọa đàm về chủ đề về "Hoàn thiện chính sách pháp luật trong công tác bảo tồn động thực vật hoang dã" và đã được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao. Trên cơ sở thành công của hoạt động hợp tác, ngày 24/3/2023, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội số 22 Hùng Vương, Ban Công tác đại biểu tiếp tục phối hợp với Tổ chức TRAFFIC International tại Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề "Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp".



Tham dự buổi Tọa đàm có gần 60 đại biểu gồm: lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở một số tỉnh phía Bắc; đại điện các Vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội; đại diện các Bộ ban ngành liên quan… Tham dự Tọa đàm còn có bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng Dự án STW và bà Nguyễn Tuyết Trinh, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu và đồng chí Đỗ Quang Tùng, Q.Trưởng Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giám đốc BQL Dự án STW chủ trì buổi Tọa đàm. 


Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với rất nhiều chủng, loài vi sinh vật, thực vật, động vật ở cả trên cạn và dưới nước, là nơi cư trú của một số loài động, thực vật hoang dã thuộc nhóm tiêu biểu và nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ thế giới. 
Việt Nam cũng là quốc gia sớm tham gia các Công ước và hợp tác quốc tế về bảo tồn, bảo vệ động thực vật hoang dã như: Công ước về đa dạng sinh học; Công ước về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITIES), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR); Mạng lưới thực thi pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã Đông Nam Á (ASEAN-WEN);…



Nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và vai trò của các loài động vật, thực vật hoang dã, đồng thời thực hiện cam kết quốc tế, trong thời gian qua Việt Nam luôn quan tâm đến bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp bằng cách thông qua việc triển khai nhiều hoạt động tích cực, hiệu; Coi hoạt động xâm hại và tội phạm liên quan đến động thực vật hoang dã là mối đe dọa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên, đến hệ sinh thái, sinh kế cộng đồng và kinh tế của đất nước. Việt Nam đã từng bước nội luật hóa và ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài động thực vật hoang dã như: Luật đa dạng sinh học năm 2008; Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, Luật lâm nghiệp năm 2017 (thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004); Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi năm 2020; Luật Thủy sản năm 2017; và nhiều văn bản dưới luật khác. Đồng thời, chúng ta luôn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn, bảo vệ động thực vật hoang dã, coi đây là một giải pháp quan trọng trong bối cảnh nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về bảo tồn, bảo vệ động thực vật hoang dã còn hạn chế.



Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự như các quốc gia khác trên thế giới về động thực vật hoang dã, đó là tính đa dạng sinh học có biểu hiện suy giảm, số loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ ngày càng nhiều lên, sự suy giảm này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: do biến đổi khí hậu; do sự gia tăng dân số; do các hoạt động phá rừng, săn bắt, khai thác mang tính hủy diệt của con người, do ô nhiễm môi trường; do nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã. Ngoài ra, ở trong khu vực, Việt Nam cũng được coi là một trong những thị trường tiêu thụ và trung chuyển với số lượng lớn các sản phẩm liên quan tới động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác và tê tê.



Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống chính sách và quy định pháp luật của chúng ta trong lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã được đánh giá tương đối đầy đủ, song quá trình thực thi cũng cho thấy những hạn chế của văn bản pháp luật như: Danh mục các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có sự chồng chéo; Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, định giá tang vật, giám định tư pháp, xử lý tang vật vi phạm hành chính, xử lý vật chứng trong các vụ án còn nhiều vướng mắc; Quy định cụ thể cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý vật chứng là động vật hoang dã còn nhiều vướng mắc… gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật trong triển khai thực hiện. Đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện của đại dịch Covid-19 ở các quốc gia trên thế, với nhiều nghiên cứu cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể có nguồn gốc từ động vật hoang dã truyền sang người qua việc tiếp xúc với vật chủ trung gian, các quốc gia trên thế giới phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc để đưa ra biện pháp, chính sách ngăn chặn việc buôn bán, sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Cuộc Tọa đàm được tổ chức với mục đích tiếp tục cung cấp, cập nhật cho đại biểu dân cử kiến thức, thông tin chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền về bảo tồn động, thực vật hoang dã nguy cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để thúc đẩy các hoạt động bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp. Đồng thời, tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, đại diện các Bộ, ngành và các chuyên gia trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan. 

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK