Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng "Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư"
Cập nhật : 14:57 - 24/03/2023

Thực hiện Kế hoạch số 419/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND năm 2023, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử tham mưu Ban Công tác đại biểu xây dựng Kế hoạch tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Cụ thể như sau:

1. Mục đích tổ chức hội nghị
Hội nghị nhằm giới thiệu cho các đại biểu dân cử một số nội dung cụ thể về kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất. Ngoài ra, hội nghị còn là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội khóa trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đại biểu đương nhiệm, giúp đại biểu nắm bắt và biết cách vận dụng kỹ năng phân tích chính sách trong lĩnh vực cụ thể nói trên.

2. Nội dung hội nghị
Nội dung hội nghị cơ bản theo Khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và Kế hoạch bồi dưỡng năm 2023 đã được phê duyệt, cụ thể như sau:
Nhóm nội dung 1: Tổng quan các nội dung liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Nhóm nội dung này sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
- Thực trạng khuôn khổ pháp luật, chính sách liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 
- Những bất cập, vướng mắc lớn trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nguyên nhân.
- Mục tiêu chính sách trong sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan từ việc phân tích thực trạng trên.
- Phương pháp phân tích các quy định có liên quan để tìm ra phương án xây dựng các chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dựa trên các tiêu chí: tính thống nhất, tính phù hợp, tính hiệu quả, khả thi…
Báo cáo viên lấy ví dụ và trao đổi với đại biểu, hướng dẫn xem xét; hoặc xây dựng bài tập thực hành về số vấn đề trên.
Nhóm nội dung 2: Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến giá đất.
Nhóm nội dung này gồm các nội dung chính như sau:
- Đánh giá thực trạng pháp luật về giá đất như: Nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất, trong đó làm rõ nội hàm của giá cả thị trường và giá trị thị trường liên quan đến đất đai.
- Tiêu chí xác định giá đất nhằm phục vụ các yêu cầu tài chính đối với thửa đất: tính tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất; tính các loại thuế về đất đai; tính phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất; tính tiền xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý sử dụng đất đai; tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền trong các quan hệ tài chính khác về đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
- Đánh giá về tính thống nhất, hiệu quả, phù hợp và khả thi của các phương pháp định giá đất: so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất.
Báo cáo viên sẽ được yêu cầu xây dựng bài tập thực hành liên quan đến các nội dung nói trên.
Nhóm nội dung 3: Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 
- Khái niệm thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; 
- Các tiêu chí làm căn cứ xác định mục đích thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
- Đánh giá các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (trong đó có thu hồi đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại). 
- Sự tham gia của Nhà nước trong cưỡng chế thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá về nguyên tắc đồng thuận trong thu hồi đất.
- Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với người bị thu hồi đất. 
- Xác định phương pháp tính giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Xác định cơ chế điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất trong thu hồi đất.
Báo cáo viên sẽ được yêu cầu xây dựng bài tập thực hành liên quan đến các nội dung nói trên.
Nhóm nội dung 4: Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật, chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Nhóm nội dung này bao gồm các nội dung chính như sau:
- Phân tích các các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai (tiêu chí, căn cứ để xác định vi phạm; nội dung các vi phạm; đánh giá tính thống nhất, phù hợp, khả thi; tác động của các quy định v.v…). Trong đó chú ý đến các trường hợp mới được đưa vào trong dự thảo Luật đất đai lần này.
- Phân tích các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (tiêu chí, căn cứ xác định các trường hợp thu hồi đất này; đảm bảo quyền, lợi ích của người dân trong các trường hợp thu hồi đất này; đánh giá tính thống nhất, phù hợp, khả thi; tác động của các quy định v.v…). Trong đó chú ý đến các trường hợp mới được đưa vào trong dự thảo Luật đất đai lần này. 
- Phân tích chính sách đối với các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên quan đến thu hồi đất.
Báo cáo viên được yêu cầu xây dựng bài tập thực hành các nội dung nói trên.
Nhóm nội dung 5: Kỹ năng tham mưu về phân tích chính sách đối với một số vấn đề trong xây dựng Luật Đất đai (dành cho đội ngũ tham mưu, giúp việc cơ quan dân cử)
Nhóm nội dung này sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:
- Thu thập, xử lý thông tin để phân tích chính sách trong xây dựng Luật Đất đai (thông tin cần thu thập về một số nội dung trong dự thảo Luật đất đai - thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giá đất; thông tin phản biện đối với Tờ trình, các báo cáo về các nội dung đó).
- Tham mưu xác định các vấn đề bất cập liên quan đến các nội dung dự thảo Luật đất đai cần phân tích chính sách (thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giá đất). 
- Tham mưu làm rõ các mục tiêu chính sách để giải quyết các vấn đề bất cập trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giá đất; các phương án được đưa ra, giải thích tại sao phương án phù hợp nhất với yêu cầu hiện tại; mô tả các rủi ro chính liên quan đến các phương án được lựa chọn.
- Nghiên cứu những đối tượng có thể bị ảnh hưởng bởi các phương án chính sách về các nội dung thuộc dự thảo Luật đất đai.
- So sánh, đánh giá lợi ích và chi phí của từng phương án chính sách đưa ra về các nội dung thuộc dự thảo Luật đất đai.
Báo cáo viên sẽ chuẩn bị bài tập thực hành các nội dung nói trên.
2. Thời gian, địa điểm, thành phần
Thời gian, địa điểm: Hội nghị dự kiến được tổ chức ở 2 địa điểm:
- Miền Nam: Tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa từ ngày 18-20/4/2023;
- Miền Bắc: Tổ chức tại Tuyên Quang từ ngày 25-27/4/2023.
Số lượng, thành phần tham dự 
Dự kiến Hội nghị tại miền Nam có 120 đại biểu, miền Bắc có 100 đại biểu. Thành phần gồm: Lãnh đạo Quốc hội; lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; ĐBQH khóa XV; đại diện Thường trực HĐND một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; các báo cáo viên, cộng tác viên của Ban Công tác đại biểu, các Viện nghiên cứu, các trường; công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND; đại diện một số Bộ ngành, cơ quan, đơn vị hữu quan.

Trên đây là những nội dung dự kiến của Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử giới thiệu đến quý vị đại biểu.

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK