Tin Hội nghị tập huấn “Kỹ năng vận động bầu cử cho UCV ĐBQH và HĐND cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số”, tại Hà Nội (ngày 23-24/4) và tại Đà Nẵng (ngày 28-29/4)
Cập nhật : 11:04 - 21/07/2021


Cuốitháng 4/2021, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và BanCông tác đại biểu khai mạc Hội nghị tập huấn kỹ năng vận động tranh cử cho ứngcử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh là người dân tộcthiểu số. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến chủ trì hội nghị.


Đại diện của đồng bào các dân tộc thiểu số tham gialàm đại biểu Quốc hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mang tiếngnói, tâm tư nguyện vọng của đồng bào đến với Quốc hội, Chính phủ để xây dựngchính sách, triển khai chính sách phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán củađồng bào. Theo danh sáchchính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, trong tổng số 868 ứng cửviên có 185 người là ứng cử viên dân tộc thiểu số, chiếm 21,31%. Để đạt đượcmục tiêu nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số từ 17,3% lên18% trong khóa XV, các ứng viên dân tộc thiểu số phải trải qua quá trình bầucử, trong đó có vận động tranh cử để giành được sự tín nhiệm của cử tri.

Khóa tập huấn dành cho ứng cửviên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là người dân tộcthiểu số được tổ chức tại hai địa điểm, tại Hà Nội (ngày 23-24/4) dành cho các ứngcử viên khu vực miền Bắc và tại Đà Nẵng (ngày 28-29/4) dành cho các ứng cử viênkhu vực miền Trung và miền Nam.

Hội nghị tập huấn tại Hà Nộicó sự tham dự của hơn 70 ứng cử viên người đồng bào dân tộc thiểu số ở 16 tỉnh,thành phố phía Bắc và 4 cơ quan Trung ương đã được các cơ quan địa phương lựachọn và đã qua các vòng hiệp thương để lập danh sách chính thức ứng cử đại biểuQuốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026.


Hội nghị tập huấn tại Đà Nẵngcó sự tham dự của gần 50 ứng cử viên là người dân tộc thiểu số từ các tỉnh,thành phố khu vực phía Nam và miền Trung - Tây Nguyên.

Phát biểu khai mạc Hội nghịtập huấn, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh: Cácứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,nhiệm kỳ 2021 - 2026 là người dân tộc thiểu số ở các địa phương miền núi,vùng dân tộc thiểu số phần lớn tham gia lần đầu do đó điều kiện tiếp cận, thuthập, trao đổi thông tin và kỹ năng vận động tranh cử, nhất là việc xâydựng chương trình hành động, vận động, thuyết phục, lôi cuốn cử tri,thuyết trình trước công chúng… chưa được đồng đều và có mặt còn hạn chế,đấy là rào cản không nhỏ hạn chế cơ hội thành công đối với nhữngứng cử viên là người dân tộc thiểu số trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hộivà Hội đồng nhân dân sắp tới. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các ứng cửviên tiềm năng người dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, trở thành đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng Dân tộc phối hợp vớiBan Công tác đại biểu lựa chọn và mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệmtrong các cơ quan dân cử tham gia truyền đạt những kỹ năng và kiến thứccơ bản cho các đại biểu.

Tại cuộc tập huấn, các lãnhđạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm như PGS.TSĐặng Văn Thanh - Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội;ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện; ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủnhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội,… đã có các chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với các ứng viên các nội dung chuyênsâu nhằm giúp các ứng cử viên nắm được những nội dung, như: Chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dânđược quy định trong Hiến pháp và pháp luật hiện nay; quy trình tiếnhành vận động bầu cử, xây dựng hình ảnh trước công chúng, xây dựng và trình bàychương trình hành động trước cử tri, tiếp xúc báo chí và trả lời phỏng vấn báochí đồng thời cũng giúp các ứng viên nắm được các thông tin cơ bản về chức năngnhiệm vụ của đại biểu dân cử, thông tin về tình hình kinh tế trên địa bàn,chính sách dân tộc để phục vụ quá trình vận động bầu cử cũng như quá trình hoạtđộng đại biểu dân cử khi trúng cử. Vì mục tiêu cuối cùng là tỷ lệ đại biểu ngườidân tộc thiểu số trúng cử cao nhất, hoạt động của các đại biểu dân tộc thiểu sốđạt hiệu quả cao và có thể đạt được tỷ lệ 18% đại biểu người dân tộc thiểu sốtrúng cử đại biểu Quốc hội.


Tham gia hỗ trợ các ứng cửviên trong phiên thực hành các kỹ năng vận động bầu cử, Phó chủ tịch Hội đồngDân tộc Nguyễn Lâm Thành chia sẻ: Việc nâng tỷ lệ cơ cấu đại biểu Quốc hội làngười dân tộc thiểu số từ 17,3% (khóa XIV) lên 18% (khóa XV) là mục tiêu có thểđạt được. Tuy nhiên, mục tiêu này đạt được cũng gặp một số khó khăn, phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố, như: chất lượng các ứng cử viên trong tranh cử; quá trìnhchuẩn bị cho các ứng cử viên xây dựng năng lực, chương trình hành động. Để nộidung chương trình hành động phản ánh được đúng tâm tư, nguyện vọng của đồng bàodân tộc thiểu số, các Ứng cử viên dân tộc thiểu số phải nói được tiếng nói củacử tri, của người dân và đặc biệt là của các cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểusố. Điều đầu tiên, các ứng cử viên phải hiểu đồng bào của mình thế nào, đời sống,tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của họ ra sao và đồng cảm, chia sẻ với những suynghĩ đó, từ đó đặt ra những mục tiêu, những khát vọng, nhiệm vụ cho mình để gópphần giải quyết những vấn đề mà người dân quan tâm. Chương trình hành động của ứngcử viên nào chạm tới suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của người dân, từ đó tạocho cử tri một niềm tin, ứng cử viên đó sẽ thành công và cử tri sẽ bỏ phiếu chohọ.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK