Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, ngày 27/4/2021
Cập nhật : 10:59 - 21/07/2021


Được sự đồng ý của Ban côngtác đại biểu, theo nhu cầu đăng ký hoạt động bồi dưỡng của Hội đồngnhân dân tỉnh Hà Giang, ngày 27/04, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phốihợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến bồidưỡng kỹ năng vận động bầu cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và đạibiểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự Hội nghị tại điểm cầu trungtâm có đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hộiđồng nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn MạnhDũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chíHoàng Văn Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử;cùng sự tham dự của các đại biểu là các ứng cử viên đại biểu Hội đồngnhân dân các cấp.

Phát biểu tại Hội nghị, thaymặt Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng chí Hoàng Văn Vịnh,Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểuQuốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026sẽ diễn ra vào ngày 23/5/2021 tới đây. Để tổ chức thành công sự kiện chính trịquan trọng này, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị đại biểu tham dựHội nghị tập trung theo dõi, tiếp thu nội dung, tích cực trao đổi, thảo luậnvới tinh thần cầu thị. Đồng thời yêu cầu ngay sau Hội nghị, mỗi đại biểu vậndụng những kiến thức được tiếp thu vào thực tiễn vận động bầu cử đạt kết quảcao nhất, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử Quốc hội  khóa XV và Hộiđồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đến dự và trực tiếp triển khaicác chuyên đề gồm có các báo cáo viênnguyên là đại biểu Quốc hội, nguyên lãnh đạo các Uỷ ban của Quốc hội và nhữngchuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động của các cơ quan dân cửtrình bàynhư đồng chí Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, nguyênPhó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí DươngĐức Nghĩa, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnhBắc Ninh; cùng các đồng chí Báo cáo viên Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử…

Thông qua Hội nghị này, cácứng cử viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về Quốc hội, Hộiđồng nhân dân;chức năng, nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, Hộiđồng nhân dânvà đặc biệt các kỹ năng vận động bầu cử cho các ứng cử viên, từ đó có bướcchuẩn bị chu đáo, trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, góp phần vào việc tổchức thành công cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo kế hoạch, Hội nghị diễn ratrong thời gian 01 ngày, ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được các báo cáo viêntriển khai 05 chuyên đề trọng tâm, gồm:

- Chuyên đề 1: Kiến thức cơbản về chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương,mối quan hệ của các cơ quan nhà nước tại địa phương. Chuyên đề nàynhằm làm rõ Chính quyền địa phương là một bộ phận hợp thành của chínhquyền nhà nước thống nhất, trong đó ở mỗi cấp hành chính có Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phươngtrực tiếp bầu ra và Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương và các cơ quan, tổ chức nhà nước khác được Hội đồng nhân dân bầu, bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ.

- Chuyên đề 2: Kiến thứcvề Hội đồng nhân dân: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạncủa Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân. Hộiđồng nhân dân là một bộ phận cấu thành nên hệ thống tổ chức chính quyền địaphương. Hội đồng nhân dân có mối quan hệ với cơ quan, tổ chức khác theo cả chiềungang và chiều dọc. Tuỳ theo từng mối quan hệ mà Hội đồng nhân dân có vị tríkhác nhau. Do đó, chuyên đề này nhằm mục đích giới thiệu về chính quyền địaphương và làm rõ vị trí của Hội đồng nhân dân trong chính quyền địa phương.

- Chuyênđề 3: Quy định của pháp luật về các hoạt động của ứng cửviên đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình vận động bầu cử. Ởchuyên đề này, các ứng cử viên sẽ được cung cấp các kiến thức trongquá trình vận động bầu cử. Việc tự trang bị các kiến thứccần thiết và nắmrõ tình hình địaphương giúp ứng cử viên tự tin, chủ độngtrong quá trình vận động bầu cử nhất là tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước khi bầu cử.

- Chuyên đề 4:  Kỹ năng xây dựng chương trình hành độngtrong vận động bầu cử. Trong phần này, ứng cử viên sẽ được giớithiệu tầm quan trọng của Chương trình hành động, bố cục và các bướcđể xây dựng chương trình hành động.

- Chuyên đề 5: Tổ chức thực hành phiên diễn tập tiếpxúc cử tri trình bày chương trình hành động, vận động bầu cử. Tiếpxúc cử tri là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, bắt buộc của đại biểudân cử, là hình thức liên hệ trực tiếp, chủ yếu giữa đại biểu với cử tri. Việcđược thực hành diễn tập trước sẽ giúp các ứng cử viên có kinhnghiệm để cuốn hút cử tri tham gia và chuẩn bị trước được những đề xuất,kiến nghị để tạo dựng niềm tin của cử tri, xây dựng được nhiều kỹ năng ápdụng trong thực tế.

Kết thúc Hội nghị tập huấn, Thườngtrực Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sựnhiệt tình, tâm huyết của các đồng chí báo cáo viên; sự nghiêm túc, tích cựccủa các đại biểu, nhất là các ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân đã thamdự, ghi chép và thảo luận sôi nổi về các nội dung của Hội nghị. Đồng chí đềnghị sau hội nghị, các vị đại biểu cần tiếp tục bổ sung, cập nhật những kiếnthức đã được cung cấp, truyền đạt; thường xuyên tìm tòi, nắm bắt, học hỏi thêmnhững kinh nghiệm hay để vận dụng và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao đểtương lai xứng đáng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa nhân dân.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK