HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 6 – SỐ 2
Cập nhật : 9:24 - 23/07/2021


Câuhỏi: Phápluật quy định như thế nào về hội nghị cử tri đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?

Trảlời:

Căn cứ Điều 54 của Luật Bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, quy định:

- Hội nghị cử tri ở xã,phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợpvới Ủy ban nhân dân cùng cấptriệu tập và chủ trì.

- Hội nghị cử tri ở cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành côngđoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. Hội nghị cử tri ở đơn vị vũtrang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập vàchủ trì.

- Người ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổchức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời thamdự các hội nghị này.

- Tại hội nghị cử tri,cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bàytỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hộinghị.

- Biên bản hội nghị cửtri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ thànhphần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quảhội nghị. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồngnhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcấp đó để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ ba.

- Ủyban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết việc tổ chức hội nghịcử tri quy định tại Điều này.

 

Câuhỏi: Phápluật quy định như thế nào về việc tổ chức hội nghị cử tri đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?

Trảlời:

Theo Điều 22 Nghị quyết liêntịch 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứngcử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ2021-2026 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Namban hành, quy định:

-Ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai,Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệpthương họp với người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan, tổchức, đơn vị có người ứng cử; đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp dưới trực tiếp (đối với cấp xã thì mời các Trưởng ban công tác Mặttrận trên địa bàn), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi cóngười ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cư trú để hướng dẫnviệc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử có têntrong danh sách sơ bộ và ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có)đối với người tựứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhândân cấp xã.

- Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cưtrú đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức tại thôn, tổdân phố nơi người ứng cử cư trú do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cấp xã trao đổi với cơ quan, tổ chức, đơn vị có người được giới thiệu ứngcử để tổ chức hội nghị cử tri.

- Việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xétvà tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dânvà cử tri nơi công tác (nếu có) đốivới người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, ngườiđược thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện trong khoản thời gian từ ngày 21 tháng 3năm 2021 đến ngày 13 tháng 4 năm 2021 theo quy định tại Điều54 và Điều 55 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân2015 và tại Chương I của Nghị quyếtsố 1186/2021/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về xác minh và trả lời các vụ việcmà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân?

Trảlời:

Căn cứ Điều 55 của Luật Bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, quy định:

- Đối với vụviệc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cửđại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản choBan thường trực Ủy ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

Trường hợp người ứng cửlà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấptrên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vịkhông có cấp trên trực tiếpquản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơnvị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.

- Đối với vụ việc ở khudân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồngnhân dân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhândân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổchức hội nghị hiệp thương.

- Đối với người tự ứngcử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Ủy ban bầu cử có trách nhiệm phối hợp với cơquan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trúxác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổchức hội nghị hiệp thương.

- Chậm nhất  40 ngày trước ngày bầu cử, việc xácminh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tạiĐiều này phải được tiến hành xong. Cụ thể, theo Điều 23 Nghị quyết liêntịch 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứngcử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ2021-2026 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Namban hành, chậm nhất là ngày 13 tháng 4 năm 2021, việcxác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân phải được tiến hành xong.

 

Thamkhảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015

Nghị quyết liêntịch 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứngcử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ2021-2026 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốc Việt Namban hành;

Nghị quyết1186/2021/UBTVQH14 ngày11/01/2021 hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứngcử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giớithiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân trong bầu cử bổ sung do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK