Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
Cập nhật : 15:22 - 27/08/2020
Trong hơn 30 năm đổi mới, các chủ trương cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập tại nhiều Nghị quyết, Chỉ thị quan trọng của Đảng và Nhà nước, cụ thể tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế (trong đó xác định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế) và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và ban hành các chương trình, hành động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của từng bộ, ngành, địa phương và được triển khai rộng rãi với nhiều hình thức phong phú; tăng cường thực thi hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết, góp phần đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, sự tham gia của các địa phương rất có ý nghĩa, nếu không nói có tính then chốt. Với vị trí và vai trò của mình, hội đồng nhân dân các cấp cũng cần có một tâm thế chủ động hơn. Quá trình hội nhập quốc tế chỉ làm thay đổi, chứ không làm giảm vai trò của chính quyền địa phương các cấp, trong đó có hội đồng nhân dân.

Thứ nhất, Hội đồng nhân dân  cấp tỉnh cần tích cực tiếp cận, phổ biến thông tin về hội nhập quốc tế cho đại biểu Hội đồng nhân dân, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế.. Trên thực tế, quá trình hội nhập quốc tế vẫn diễn ra liên tục. Nhiều điều ước hội nhập quốc tế mới, bao gồm các FTA, hiệp định đầu tư song phương, các hiệp định hợp tác kĩ thuật trong nhiều lĩnh vực,…có thể vẫn sẽ tiếp tục được đàm phán và thực thi (kể cả với các FTA đã ký kết hoặc đang thực hiện), nhiều cam kết sẽ được thực hiện trong các năm tới. Việc thường xuyên tiếp cận, cập nhật thông tin sẽ giúp Hội đồng nhân dân hiểu thêm về định hướng hội nhập của cả nước trong nhiều lĩnh vực, qua đó có thể lồng ghép vào chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, ban hành nghị quyết chuyên đề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...

Thứ hai, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cần tham gia tích cực chặt chẽ hơn vào quá trình rà soát các cam kết hội nhập quốc tế, giúp chính quyền trung ương đánh giá sự phù hợp của cam kết quốc tế với thực trạng của địa phương nói riêng và trên phạm vi cả nước.. Chẳng hạn, nếu việc thực hiện cam kết không phù hợp với thực tiễn ở địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể phối hợp với chính quyền địa phương, trong phạm vi thẩm quyền của mình kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, hỗ trợ thực hiện hoặc đàm phán lại với đối tác..

Ở một khía cạnh khác, việc ra soát các cam kết hội nhập quốc tế cũng giúp chỉ ra những nhiệm vụ, giải pháp mà địa phương cần thực hiện để thực thi hiệu quả các cam kết này. 

Thứ ba, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần quan tâm đến việc yêu cầu rà soát và thẩm định kết quả ra soát về mức độ thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân trên địa bàn mình. Việc ra soát này sẽ giúp các địa phương: đề xuất những kiến nghị ở góc độ địa phương xem có nên tăng cường hoặc đẩy nhanh thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hay không; lồng ghép tốt hơn việc thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Thứ tư, Hội đồng nhân dân giám sát hiệu quả hoạt động của thể chế hội nhập kinh tế quốc tế. Với vai trò của mình, Hội đồng nhân dân có thể kiến nghị Ủy ban nhân dân xây dựng hoặc giao nhiệm vụ tương tự cho một đơn vị trực thuộc nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn; đề nghị chính quyền cùng cấp bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện giám sát kết quả hoạt động, các vấn đề cần tháo gỡ của đầu mối về hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương.

Thứ năm, Hội đồng nhân dân cần thể hiện vai trò của mình trong việc thúc đẩy cải cách về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và giám sát thực hiện các cam kết quốc tế trên địa bàn. Ví dụ như nâng cao năng lực ban hành và thực hiện chính sách, thúc đẩy cải cách hành chính, giảm các thủ tục và chi phí hành chính,…

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Nội vụ, Tài liệu Bồi dưỡng đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.
2. Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Hội nhập quốc tế” (http://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-hoi-nhap-quoc-te-105840).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK