CƠ CẤU TỔ CHỨC NGHỊ VIỆN CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC (PHẦN 2)
Cập nhật : 15:49 - 27/12/2021


5. Văn phòng Nghị viện

Cơ cấu tổ chức Văn phòngQuốc hội liên bang (năm 2020) như sau[1]:

Đứng đầu Văn phòng Quốc hội liên bang là Chủ tịch Quốchội liên bang. Trực thuộc Chủ tịch Quốchội liên bang có 3 bộ phận: Văn phòng Chủ tịch, Đơn vị PräsB 1 -  báo chí và truyền thông, Đơn vị PräsB 2 – diễnvăn, văn bản, chất vấn.

Chủ nhiệm (Giám đốc) Vănphòng Quốc hội liên bang do Chủ tịch Quốc hội liên bang bổ nhiệm, tư vấn và đạidiện cho Chủ tịch Quốc hội liên bang về các vấn đề hành chính và chịu trách nhiệmtrước Chủ tịch Quốc hội liên bang. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội liên bang có văn phòngChủ nhiệm và bộ phận lễ tân.

Bộ máy Văn phòng Quốc hội liên bang Đức được tổ chứcthành 5 hệ thống chính sau đây:

1- Tổng vụ P - Nghị viện và Nghị sĩ gồmcó các vụ: Vụ PD - Các dịch vụnghị viện,  Vụ PM - Dịch vụ Nghị sĩ, VụPA - Các Uỷ ban,  Vụ PE – vấn đềLiên minh Châu Âu

2- Tổng vụ W – Nghiên cứu và quan hệ đối ngoại gồm các vụ: Vụ WD - Các dịch vụ nghiên cứu, Vụ WI - Quan hệ quốc tế, Vụ Pet - Dân nguyện

3- Tổng vụ I - Thông tin và tư liệu với các vụ: Vụ ID - Thư viện và tư liệu, Vụ IK - Thông tin và hoạt động côngchúng.

4- Tổng vụ T – Dịch vụ kỹ thuật với các vụ: Vụ IT – Công nghệ thông tin, Vụ BL – Dịch vụ xây dựng và Logistics

5- Tổng vụ Z – Dịch vụ trung tâm với các vụ: Vụ ZV - Hành chính trung tâm, Vụ ZR - Pháp luật.

Trong cơ cấutổ chức, các Vụ sẽ được chia ra thành các Phòng chuyên biệt để thực hiện nhiệmvụ cụ thể.

Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội liên bang còn có cơ quan Banđại diện giám sát Nghị viện và Ủy viên Hội đồng Nghị viện Quân đội. Hai cơ quannày được đặt ngang hàng với các Tổng vụ.

Việc tổ chức bộ máy Văn phòng Quốc hội liên bang theo nhữngmảng công việc nêu trên nhằm bảo đảm cho các hoạt động được liên tục, không bịngắt quãng, có tính đến sự gắn kết của các loại hình công việc văn phòng và hoạtđộng của Quốc hội liên bang.

6. Điều kiện nghị sỹ

Nghị sĩ Quốc hội liên bang sẽ nhận được cáckhoản kinh phí sau:

Tiền thù lao:

Khoản 3 Điều 48 của Hiếnpháp CHLB Đức quy định Nghị sĩ có quyền nhận một khoản tiền thù lao (tiền công)thích hợp để bảo đảm sự độc lập của mình. Khoản tiền công này phải là như nhauđối với các Nghị sĩ.

Theo mục 11 Luật về tưcách pháp lý của thành viên Quốc hội liên bang ban hành năm 1977 và được sửa đổibổ sung gần đây nhất vào năm 2014, Nghị sĩ của Quốc hội liên bang sẽ nhận mộtkhoản tiền công tháng tương ứng với mức lương của thẩm phán Tòa án tối cao liênbang (bậc lương R6, cùng với khoản trợ cấp cho thẩm phán Toà án tối cao liênbang). Từ ngày 01/07/2021, mức tiền công này là 10.012,89 euro/tháng, đồng thờikhoản tiền này sẽ bị đánh thuế thu nhập cá nhân. Các Nghị sĩ không được nhậncác khoản tiền bổ sung như nghỉ phép hoặc tiền thưởng lễ Giáng sinh[2].

Chủ tịch Quốc hội liênbang nhận được khoản tiền phụ cấp chức vụ hàng tháng bằng mức lương tháng của Nghịsĩ Quốc hội liên bang; Phó Chủ tịch Quốc hội liên bang nhận được khoản tiền phụcấp chức vụ bằng nửa mức lương tháng của Nghị sĩ Quốc hội liên bang; Chủ tịchỦy ban nhận được khoản tiền phụ cấp bằng 15% mức lương tháng của Nghị sĩ Quốc hộiliên bang.

Các khoản trợ cấp:

 Nghị sĩ được nhận khá nhiều các khoản trợ cấp[3] khác nhau (bằng tiền hoặc lợi ích) liên quan đến việc thực hiện các công việccông việc của Quốc hội liên bang, như chi phí thuê văn phòng, chi phí vănphòng, truyền thông, công tác… Mức trợ cấp được thanh toán chung, và sẽ được điềuchỉnh vào ngày 01/01 hàng năm dựa vào khoản chi thực sự, mức tăng của chi phí sốngcủa năm trước và tuân theo Luật Ngân sách.

Thuê mướn nhân viên giúp việc: mỗi Nghị sĩ Quốc hội liên bang có khoản tiền thuênhân viên giúp việc nhằm thực hiện công việc Nghị sĩ Quốc hội liên bang. Giữanhân viên này và Văn phòng Quốc hội liên bang không có mối quan hệ hợp đồng laođộng. Quyền thuê mướn nhân viên giúp việc không được phép chuyển từ Nghị sĩ Quốchội liên bang này sang Nghị sĩ Quốc hội liên bang khác. Việc hoàn trảcác chi phí cho các hợp đồng lao động với nhân viên lao động là người thân của Nghịsĩ Quốc hội liên bang hoặc kết hôn hoặc kết thông gia với Nghị sĩ Quốc hộiliên bang về nguyên tắc là không được phép. Các quy định cụ thể về phạm vi vàđiều kiện để được hoàn trả các chi phí, về các quy định tối thiểu bắt buộc đốivới hợp đồng lao động và các vấn đề khác được điều chỉnh trong Luật ngân sáchvà các quy định do Hội đồng cao tuổi của Quốc hội liên bang ban hành nhằm thihành Luật ngân sách. Việc thanh toán các khoản thu nhập và chi phí cho Nghị sĩ Quốchội liên bang do Văn phòng Quốc hội liên bang thực hiện. Quốc hội liên bangkhông chịu trách nhiệm đối với người thứ ba.

Chủ tịch Quốc hội liên bang sẽ nhậnđược khoản trợ cấp hàng tháng chính thức là 1.023 euro, Phó Chủ tịch nhận 307euro, Nghị sĩ có quyền sử dụng xe công vụ sẽ bị trừ 25% mức trợ cấp[4].

Quyền sử dụng miễn phí phương tiện giao thông công cộng:

Nghị sĩ có quyền sử dụngmiễn phí phương tiện giao thông của nhà điều hành đường sắt Deutsche Bahn AG. Ngoàira, khi thực hiện công vụ, Nghị sĩ sử dụng các phương tiện di chuyển khác(không phải hệ thống giao thông thông công cộng) thì sẽ được hoàn tiền hạng vécao nhất.

Đồng thời, khi thực hiệncác chuyến công tác dưới sự đồng ý của Chủ tịch, các chi phí ăn ở sẽ được hoàntrả qua trợ cấp.

Tiền trợ cấp cho thời gian quá độ

Về nguyên tắc, người thôi giữ chức Nghị sĩ Quốchội liên bang thì được nhận tiền trợ cấp cho thời gian quá độ, nếu đã có ít nhất một năm là Nghị sĩQuốc hội liên bang. Tiền trợ cấp cho thời gian quá độ được cấp theo hướng cứ mỗinăm là Nghị sĩ Quốc hội liên bang thì được nhận một tháng lương bằng mức lươngtháng của Nghị sĩ Quốc hội liên bang, nhiều nhất là 18 tháng. Khoảng thời gianlà Nghị sĩ Quốc hội liên bang trên một nửa năm thì được tính tròn một năm.

Nếu Nghị sĩ Quốc hội liên bang được tái cửthì sẽ ngừng việc thanh toán hàng tháng cho Nghị sĩ này tiền trợ cấp nêu trên.Nếu Nghị sĩ Quốc hội liên bang đã nhận được tổng số tiền trợ cấp cho thời gianquá độ, thì số tiền được thanh toán hàng tháng lẽ ra phải ngừng thanh toán,cũng được thanh toán. Chủ tịch Quốc hội liên bang quyết định phần giá trị nàođược thanh toán.

Nếu người đã từng là Nghị sĩ Quốc hội liênbang qua đời, thì các khoản phụ cấp theo quy định nêu trên tiếp tục trả hoặcchuyển cho người vợ còn sống, con cháu cùng huyết thống cũng như con nuôi của Nghịsĩ (theo Điều 18 Luật về các quan hệ pháp lý của Nghị sĩ Quốc hội liênbang).

Thiệthại về sức khỏe:

Trường hợp Nghị sĩ bị thiệt hại sức khỏe khiđang phụng sự cho Quốc hội liên bang (trừ trường hợp do lỗi sơ suất của bảnthân) dẫn đến việc bị thiệt hại sức khỏe vĩnh viễn hoặc đến mức không thể tiếptục công tác thì Nghị sĩ sẽ nhận được tiền trợ cấp quá độ không ít hơn 30% khoảntiền công. Trường hợp sự thiệt hại sức khỏe là do tai nạn thì Nghị sĩ sẽ nhậnđược 120% tiền trợ cấp quá độ nhưng không được lớn hơn mức tối đa của trợ cấpquá độ (theo Điều 22 Luật về các quan hệ pháp lý của Nghị sĩ Quốc hội liênbang).

Tiền thâm niên công tác

Đây là khoản tiền thuộc khoản chi phí nhằm bảođảm sự độc lập tương đối của Nghị sĩ. Nghị sĩ sẽ nhận được khoản tiền này vào năm 67 tuổi với điềukiện đã làm việc ở Quốc hội liên bang ít nhất một năm. Sau năm đầu tiên, tiềnthâm niên công tác của Nghị sĩ là 2,5% tiền lương của Nghị sĩ và từng năm tiếptheo là thành viên Quốc hội liên bang tăng lên 2,5%; mức tiền thâm niên côngtác cao nhất là 65% tiền lương của Nghị sĩ (theo Điều 19 và 20 Luật về các quan hệ pháplý của Nghị sĩ Quốc hội liên bang). Trường hợp Nghị sĩ không đủ điều kiện tối thiểu 1 năm công tác thì có thểnhận được khoản tiền thôi việc theo số tháng mà người này trở thành Nghị sĩ.Khoản tiền này được tính bằng tổng sự đóng góp tối đa vào quỹhưu trí của mỗi tháng cộng với 20% của sự đóng góp tối đa đó (theo Điều 23 Luật về các quan hệ pháplý của Nghị sĩ Quốc hội liên bang).

Ngoài ra, Nghị sĩ sẽ nhận được trợ cấp để chi trảcác vấn đề liên quan đến bệnh tật, chăm sóc điều dưỡng và sinh con nếu đó là các vấnđề cần thiết.


 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.      “Quốc hội trong nhà nướcpháp quyền Cộng hòa liên bang Đức”, NXB Chính trị Quốc gia

2.      Trung tâm Nghiên cứu khoa học, “Tổ chức Quốc hội ở một số nước trên thế giới”.

3.      Hiến pháp CHLB Đức sửa đổi bổ sung năm 2020, tại https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80201000.pdf

4.       Luật Thư ký Nghị viện, tại:juris.de/purl/gesetze/_ges/ParlStG

5.       Luật về các quan hệ pháplý của Nghị sĩ Quốc hội liên bang, tại Website Quốc hội liên bang: https://www.bundestag.de/resource/blob/189732/6e3095be7d1968201ca34bbca5c285d9/memlaw-data.pdf

6.      Chefdes Bundeskanzleramts, tại Website Chính phủ liên bang:  https://www.bundesregierung.de/breg-de/themen/chef-des-bundeskanzleramts-422324

7.      Committees,tại: https://www.bundestag.de/en/committees/function-245820

8.       Das Bundeskabinett, tại website Chính phủ Đức:https://www.bundesregierung.de/resource/blob/974430/513938/d4d27ab843c65f9ee0def71

9.       Facts | The Bundestag at a glance, tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80140000.pdf

10.  Federal Minister for Special Affairs ofGermany, tại https://en.wikipedia.org/wiki/Federal_Minister_for_Special_Affairs_of_Germany

11.  Liste der Bundesministerinnen undBundesminister, tại website Bộ Nội vụ, Xây dựng và Cộng đồng https://www.protokoll-inland.de/Webs/PI/DE/rang-titulierung/amtlichereihenfolgen/bundesminister/liste-bundesministerinnen-und-bundesminister-node.html

12.  Table of Organisation - Deutscher Bundestag,tại https://www.bundestag.de/resource/blob/189738/8fefb53954809ff0ebdc027c87819b26/orgplan-en-data.pdf

13.  The German Bundestag Functions and procedures(18th electoral term), tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf/80080000.pdf

14.  The Committees of the German Bundestag, tại: https://www.btg-bestellservice.de/pdf /80155000.pdf



[1]https://www.bundestag.de/resource/blob/189738/8fefb53954809ff0ebdc027c87819b26/orgplan-en-data.pdf

[3] Khoản tiền này hiện nay là  4.560,59 euro/tháng

[4] Điều 12 của Luật về các quan hệ pháp lý của Nghị sĩ Quốchội liên bang

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK