Kinh nghiệm của nghị viện một số nước trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các Ban, Viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (Phần 2)
Cập nhật : 9:52 - 17/12/2020

2. Công tác dânnguyện

Một chức năng quantrọng đối với các nghị viện là tạo ra một kênh kết nối để qua đó các công dân cóthể đưa ra kiến nghị tới các cơ quan nhà nước. Quyền này của các công dân gắnliền với sự ra đời của nghị viện. Ngay từ khi Nghị viện Anh mới được thành lậpthì các cuộc họp của Nghị viện đã được xem là nơi để xem xét các kiến nghị củangười dân gửi đến Nhà Vua. Cho đến ngày nay, việc công dân gửi các kiến nghịcủa mình đến nghị viện đã trở thành một kênh truyền thống khi những người dânthấy rằng những quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Rõ ràng với sự tham gia củangười đại diện thì các công dân có thể dễ dàng hơn trong việc bảo vệ các quyềnlợi cũng như các ý kiến của mình.

Tuy nhiên, với sự pháttriển của định chế nghị viện, số lượng các kiến nghị ngày càng tăng lên. Dovậy, các nghị viện đã phải thiết lập ra những cơ chế để hỗ trợ các nghị sỹtrong việc xem xét, xử lý các kiến nghị do các công dân gửi tới. Hiện tại, cónhiều mô hình khác nhau để thực hiện công việc này, theo đó có 3 mô hình cơ bảndưới đây:

Thứ nhất, mô hình Ủy ban Dân nguyện

Việc thành lập Ủy banDân nguyện thuộc Nghị viện để xem xét các kiến nghị của công dân gửi tới nghịviện là tương đối phổ biến ở nghị viện các nước trên thế giới. Có những nghịviện trước đây thực hiện cơ chế để các nghị sỹ trực tiếp nhận các kiến nghị củacông dân và phản hồi thì hiện nay cũng đã thành lập Ủy ban Dân nguyện để hỗ trợcác nghị sỹ thực hiện nhiệm vụ này. Điển hình như ở Nghị viện Anh, Ủy ban Dânnguyện được bắt đầu thành lập từ năm 2015. Ủy ban này tiếp nhận cả những kiếnnghị bằng văn bản gửi qua các nghị sỹ cũng như các kiến nghị gửi cho nghị việnthông qua trang web tiếp nhận kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở xem xét các kiếnnghị được gửi đến, Ủy ban Dân nguyện sẽ đưa các vấn đề được nhiều cử tri quan tâmra thảo luận trước nghị viện. Ở Nghị viện Anh, thông thường sẽ có một khoảngthời gian cụ thể để thảo luận về các nội dung này thường là vào chiều thứ Haihàng tuần[1].

Tuy nhiên, một trongnhững thay đổi trong việc xem xét các kiến nghị được gửi đến nghị viện là đòihỏi các kiến nghị đó phải được một số lượng nhất định các cử tri cùng đề nghị.Chẳng hạn như ở Bồ Đào Nha, các bản kiến ​​nghị phải có hơn 2.000 người cùng kýthì mới được xem xét. Tương tự, ở Hạ nghị viện Anh, các kiến nghị được gửi quatrang web tiếp nhận kiến nghị của cử tri sẽ được xem xét khi có hơn 100.000người ủng hộ trong khoảng thời gian đăng tải trên trang web này là 6 tháng.

Bên cạnh đó, một sốnghị viện còn đặt ra những quy định cụ thể khác để xem xét các kiến nghị đượcgửi đến nghị viện. Chẳng hạn như ở Hạ nghị viện Úc, để một kiến nghị của côngdân gửi đến nghị viện được xem xét thì các kiến nghị đó phải đảm bảo 3 yếu tố:1) phải được thể hiện bằng một ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu; 2) phải liên quan đếnnhững vấn đề mà nghị viện có thẩm quyền; 3) được gửi trực tiếp đến nghị viện[2]. Trongtrường hợp các kiến nghị không thỏa mãn những điều kiện này thì Ủy ban Dânnguyện sẽ không tiến hành xem xét.

Thứ hai, mô hình giaocho Thanh tra Quốc hội (Ombudsman – tạm dịch là Thanh tra Quốc hội) để giảiquyết các kiến nghị của cử tri

Mô hình Thanh tra Quốc hội là mô hình phổ biến trên thế giới và có những ưu điểm như:

- Được thành lập và hoạt động độc lập, tuân theo pháp luật, chỉ chịu tráchnhiệm trước Quốc hội;

- Có bộ máy giúp việc riêng bao gồm đội ngũ luật sư, công chức có trình độ vàhiểu biết xã hội, giàu kinh nghiệm;

- Có thẩm quyền điều tra, có quyền đưa lên các phương tiện thông tin đạichúng những vụ việc được cho là vi phạm hoặc xét thấy cần thiết và coi đây làphương tiện đắc lực, hữu hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Bắt nguồn từ các nướcBắc Âu, Thanh tra Quốc hội là một kênh thuận lợi để các công dân có thể gửi cáckhiếu nại đối với các cơ quan công quyền. Mặc dù cách thức tổ chức có thể khácnhau giữa các quốc gia, nhưng nhiệm vụ của Thanh tra Quốc hội là điều tra cáchành động của các cơ quan nhà nước liên quan đến việc vi phạm nhân quyền, lạmdụng chức vụ hoặc các hành vi sai trái khác. Sau khi nhận được khiếu nại từ mộtthành viên của cộng đồng, Thanh tra Quốc hội sẽ được trao quyền để điều tra vàtìm cách khắc phục cho người khiếu nại, cũng như tìm kiếm các giải pháp để sửađổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến các khiếu nại. Mặc dù cácquyết định của Thanh tra Quốc hội ở hầu hết các quốc gia là không ràng buộc, nhưnghọ có thẩm quyền đáng kể và có lợi thế trong việc xác định các biện pháp khắcphục.

Ở hầu hết các quốc giaxây dựng mô hình Thanh tra Quốc hội, cơ quan này thường phải chịu trách nhiệmtrước Quốc hội nói chung hoặc thông qua một ủy ban cụ thể. Tại Malta, Thanh traQuốc hội có trách nhiệm báo cáo với Nghị viện thông qua Chủ tịch Quốc hội. Ở Ukraina,Thanh tra viên Quốc hội về Nhân quyền chịu trách nhiệm trước toàn thể Nghị việnvề việc giám sát nhân quyền ở nước này, và làm việc chặt chẽ với các ủy ban Nghịviện phù hợp với bản chất của khiếu nại. Ở Argentina, trên cơ sở kinh nghiệmcủa các nước Bắc Âu, Argentina đã thành lập Thanh tra Quốc hội có trách nhiệmbáo cáo trước Quốc hội. Vai trò của cơ quan này là bảo vệ lợi ích của công dân,các nhóm công dân và cộng đồng nói chung khi đối mặt với bất kỳ hành vi vi phạmcác quyền cơ bản của công dân. Kết quả của tổ chức này ở Argentina đã rất hứahẹn. Sự tồn tại của nó cũng đã cho phép sự tham gia của công dân nhiều hơn vàocơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp[3].

Thứ ba, mô hình kết hợp giữa Thanh tra Quốc hội và Ủyban Dân nguyện. Để duy trì mô hình này, cần có sự phân biệt rõ ràng trong chứcnăng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội và Thanh tra Quốc hội trongviệc xử lý các kiến nghị của cử tri. Chẳng hạn như ở Hà Lan, Ombudsman của HàLan chỉ xử lý các kiến nghị có liên quan đến các hành vi của các cơ quan hànhchính nhà nước nhưng không xem xét các kiến nghị liên quan đến việc cần phảisửa đổi chính sách của nhà nước hoặc sửa đổi, bổ sung các đạo luật[4]. Trongkhi đó, Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội Hà Lan có nhiệm vụ xem xét các kiến nghịđược gửi đến Nghị viện có liên quan đến thẩm quyền của nghị viện. Ngoài việcđược tổ chức ở Hà Lan, mô hình này cũng phổ biến ở một số bang của Cộng hòaLiên bang Đức.

3. Công tác nghiêncứu khoa học

Để thực hiện các chứcnăng của Quốc hội, các nghị sỹ và các cơ quan của Quốc hội cần được cung cấpnhiều thông tin mang tính khoa học để có cơ sở đưa ra các quyết định của mình.Việc thực hiện các nghiên cứu khoa học ở các nghị viện thường được giao cho mộtcơ quan thuộc bộ máy giúp việc của Quốc hội. Tuy nhiên, mô hình tổ chức cơ quannày ở những nước khác nhau có những hình thức, quy mô khác nhau.

Ở nhiều nước, cơ quannghiên cứu của nghị viện thường là một đơn vị cấp vụ thuộc bộ máy giúp việc củaQuốc hội. Thông thường, đây là cơ quan gắn với chức năng tổ chức thông tin, thưviện bởi vì tính chất nghiên cứu để phục vụ hoạt động của Quốc hội gắn với việctổng hợp các thông tin, kết quả nghiên cứu để cung cấp, phục vụ cho các hoạtđộng của Quốc hội. Chẳng hạn như Thư viện Quốc hội Úc là cơ quan cung cấp thôngtin, nghiên cứu theo yêu cầu của các nghị sĩ để phục vụ hoạt động của các nghịsĩ. Tương tự, mô hình Thư viện Quốc hội được tổ chức rất phổ biến ở các nướckhác, mặc dù có thể dưới nhiều tên gọi khác nhau.

Ở một số nước khác, cơquan nghiên cứu của nghị viện được tổ chức ở quy mô lớn hơn. Mặc dù vẫn đượcxem là cơ quan giúp việc của Quốc hội nhưng cơ quan nghiên cứu của nghị viện cóvị trí ngang bằng với Ban Thư ký Quốc hội hay Văn phòng Quốc hội. Điển hình củamô hình này là Cơ quan Dịch vụ Nghiên cứu của Quốc hội Hàn Quốc. Đây là cơ quancó vị trí ngang bằng với Ban Thư ký Quốc hội, Thư viện Quốc hội và Văn phòngNgân sách của Nghị viện. Không chỉ là cơ quan nghiên cứu phục vụ theo các yêucầu của các nghị sỹ, Cơ quan Dịch vụ Nghiên cứu của Quốc hội Hàn Quốc còn xácđịnh rõ mục tiêu trở thành cơ quan nghiên cứu hàng đầu của quốc gia[5].

4. Một số nhận xét

Qua nghiên cứu cáchthức tổ chức các cơ quan thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao cho cácban, viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội của nước ta hiện nay có thể rút ramột số nhận xét cơ bản sau đây:

Thứ nhất, việc xem xétcác vấn đề có liên quan đến công tác nội vụ ở Quốc hội các nước thường đượcgiao cho các ủy ban của Quốc hội tổ chức thực hiện. Đối với vấn đề liên quanđến công tác nội vụ, thông thường không chỉ được giao cho một ủy ban thực hiệnmà còn được giao cho một số ủy ban cùng thực hiện. Điều này xuất phát từ sự đadạng trong việc tổ chức các ủy ban ở Quốc hội các nước. Các ủy ban của Quốc hộikhông chỉ gồm duy nhất một hình thức là để xem xét, thẩm tra các dự án luậtđược gửi đến Quốc hội mà còn xem xét, đề xuất những nội dung khác trình Quốchội.

Thứ hai, về công tácdân nguyện, mô hình tổ chức cơ quan giải quyết vấn đề này tương đối đa dạng. Cónhững nghị viện tổ chức Ủy ban Dân nguyện, có nghị viện tổ chức cơ quan Thanhtra Quốc hội, có nơi tổ chức theo mô hình kết hợp. Tuy nhiên, đối với nhữngnghị viện không có truyền thống tổ chức theo mô hình Thanh tra Quốc hội như ởcác nước Bắc Âu hoặc nghị viện một số nước khác thì xu thế gần đây là tiến tớithành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội như ở Anh, Canada, Australia... Đặcbiệt, kể từ khi xuất hiện hình thức tiếp nhận các kiến nghị của công dân quacác trang thông tin điện tử thì nhu cầu thành lập Ủy ban Dân nguyện của Quốchội càng trở nên rõ ràng hơn để tạo thành một đầu mối thống nhất trong việc xemxét các kiến nghị của công dân gửi đến Quốc hội.

Thứ ba, việc tổ chứcnghiên cứu khoa học hỗ trợ hoạt động của Quốc hội các nước là rất quan trọng.Mô hình phổ biến ở Quốc hội các nước là tổ chức một đơn vị cấp vụ trực thuộc bộmáy giúp việc của Quốc hội (Ban thư ký Quốc hội hoặc Văn phòng Quốc hội) đểthực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, ở một số nước khác, nhiệm vụ này được giaocho một đơn vị có vị trí tương đương với Ban thư ký Quốc hội. Khi đó, cơ quannày có vị thế tương đối độc lập, hoạt động theo một đạo luật do Quốc hội banhành.

 



[1]. Petitions Committee, https://www.parliament.uk/petitions-Committee

[2]. Xem: https://www.aph.gov.au/Parliamentary_Business/Committees/House/Petitions

[3]. Inter-Parliamentary Union, Parliament and Democracy in theTwenty-first Century: A Guide to Good Practice, 2006, pp. 75-79.

[4]. https://www.nationaleombudsman.nl/

[5]. https://www.nars.go.kr

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK