KINH NGHIỆM CỦA PHÁP LUẬT HÀN QUỐC QUY ĐỊNH VỀ THANH THIẾU NIÊN (PHẦN 2)
Cập nhật : 15:43 - 16/12/2020

2.2. Luật Khung vềthanh thiếu niên

2.2.1.Những quy định chung

Những quy định chung của luậtđược quy định ở chương I, bao gồm những vấnđề cơ bản, khái quát nhất về thanh thiếu niên và chính sách thanh thiếu niên(TTN). Cụ thể:

          -Về đối tượng điều chỉnh, Điều 1 của Luật quy định: “Mục đích của luật là làm rõ quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên vàtrách nhiệm của gia đình, xã hội, nhà nước, chính phủ với thanh thiếu niên, đưara những vấn đề liên quan đến chính sách bồi dưỡng thanh thiếu niên”.

          -Về mục đích của luật, Điều 2 quy định mục đích, lý tưởng cơ bản mà luật hướngđến bao gồm:

          +Đảm bảo đối xử công bằng, tự do về quyền lợi cho thanh thiếu niên như là mộtthành viên trong xã hội, để giúp họ suy nghĩ cho bản thân, tự do phát triển vàtận hưởng cuộc sống tốt hơn và để bảo vệ họ khỏi môi trường rủi ro để pháttriển lành mạnh trở thành công dân tốt.

          +Xây dựng chính sách lâu dài và toàn diện để bồi dưỡng thanh niên tập trung vàoviệc nhận thức về lý tưởng cơ bản ở khoản 1 và sẽ được thực thi với quan điểmchủ đạo như: Đảm bảo sự tham gia của thanh thiếu niên; Hướng đến cuộc sống tíchcực dựa trên sự sáng tạo của thanh thiếu niên; Thúc đẩy điều kiện, môi trườngphát triển của thanh thiếu niên; Nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợixã  hội của thanh thiếu niên”

          -Về mối quan hệ với các luật khác, Điều 4 Luật Khung về thanh thiếu niên HànQuốc có quy định đặc biệt theo hướng ưu tiên áp dụng luật thanh niên khi giảiquyết vấn đề về thanh niên và việc sửa đổi, bổ sung các luật khác quy định vềvấn đề thanh niên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật về thanh niên.

          -Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, luật quy định theo hướng khái quát thanhniên có các quyền, nghĩa vụ như công dân. Cụ thể, theo quy định tại Điều 5,thanh niên có các quyền và nghĩa vụ sau:

          “1. Các quyền con người cơ bản của thanhthiếu niên được tôn trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động thanh thiếu niên, phúclợi XH thanh thiếu niên, bảo vệ thanh thiếu niên và bồi dưỡng thanh thiếu niên.

          2. Thanh thiếu niên nắm giữ các quyềncủa mình để phát triển bản thân trong môi trường lành mạnh và được bảo vệ khỏicác nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

          3. Thanh thiếu niên được tạo điều kiệnđể phát huy năng lực, giá trị và hoàn thành nghĩa vụ với gia đình, xã hội, đấtnước”.

          -Về trách nhiệm của các chủ thể đối với thanh niên, Luật Khung về thanh thiếuniên Hàn Quốc quy định khái quát về trách nhiệm của một số chủ thể như nhànước, gia đình, xã hội, đối với thanh niên, cụ thể:

          + Trách nhiệm của gia đình, bao gồm:(1) Hiểu được những nghĩa vụ cơ bản trong việc bồi dưỡng thanh thiếu niên vàthực hiện nó để giúp thanh thiếu niên phát triển bản thân trên cơ sở đặc điểmnhân cách, tính cách; (2) Khích lệ thanh niên thực hiện quyền của họ một cáchtích cực bằng các hoạt động, tham gia vào giáo dục hay các thiết chế liên quanđến thanh thiếu niên ở trường; và (3) Làm những việc cần thiết để bảo vệ thanhniên khỏi những rủi ro từ môi trường như rủi ro từ các phương tiện truyềnthông, liên lạc,...

          + Trách nhiệm của xã hội, bao gồm: (1)trách nhiệm giúp thanh thiếu niên hướng đến các hoạt động lành mạnh trong cuộcsống và hưởng thụ cuộc sống trong cộng đồng; (2) trách nhiệm quan tâm mà khôngđược thờ ơ đến thanh thiếu niên; (3) Không ai được có hành động ảnh hưởng đếnsức khỏe thể chất, tinh thần của TTN ở bất kỳ đâu và mọi người có trách nhiệmloại trừ các nhân tố nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường sống của thanh thiếu niênvà (4) Mọi người có nghĩa vụ quan tâm đặc biệt đến kinh tế, văn hóa, xã hội vàtinh thần của thanh thiếu niên để giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

          + Trách nhiệm của Nhà nước bao gồm: (1)Phát triển và thực hiện các cơ chế pháp lý cần thiết để hỗ trợ thanh thiếu niêntrong: tham gia hoạt động, cơ sở vật chất, phúc lợi thanh thiếu niên và bảo vệthanh thiếu niên; (2) Tạo các điều kiện cần thiết để mọi người có thể thực hiệntrách nhiệm của mình với thanh thiếu niên; và (3) Phát triển và thực thi từngbước các chính sách cần thiết để đảm bảo ổn định tài chính cho công tác thanhthiếu niên”.

2.2.2.Quản lý nhà nước về thanh thiếu niên

          Về quản lý nhà nước, Luật Khung về Thanh thiếu niên HànQuốc quy định một số vấn đề như:

          - Đầu mối quản lý nhà nước: Điều 9 quy định thẩm quyềnthuộc về Bộ Gia đình và Bình đẳng giới trên cơ sở tham vấn với người đứng đầucủa các cơ quan hành chính có liên quan.

          - Hội đồng các cơ quan liên quan đến thanh thiếu niên ởTrung ương: bao gồm các cơ quan hành của nhà nước có liên quan được thành lậpbởi Bộ Gia đình và Bình đẳng giới tập trung vào việc liên kết, phối hợp giữacác cơ quan nhằm thực thi chính sách thanh niên. Hội đồng có nhiệm vụ tham vấnvề các vấn đề: (1) Các vấn đề liên quan đến sự phối hợp thực thi chính sáchthanh niên liên quan đến nhiều hơn 2 cơ quan hành chính; và (2) Vấn đề liênquan đến chính sách thanh niên mà được thực hiện qua sự hợp tác của nhiều bộ.

          - Ủy ban bồi dưỡng thanh thiếu niên ở địa phương: có tráchnhiệm cân nhắc các vấn đề chính sách phù hợp, xác đáng liên quan đến bồi dưỡngthanh niên, sẽ được thành lập với thành phần theo quyết định của Thị trưởngThành phố.

          - Ngoài các cơ quan đầu mối quản lý, các cơ sở thanh thiếuniên thuộc quyền quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương sẽ được thành lậpnhằm thực hiện các hoạt động bảo vệ thanh thiếu niên, hỗ trợ phúc lợi, các hoạtđộng tham gia cho thanh thiếu niên.

          Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước vềthanh thiếu niên, luật quy định một số vấn đề như:

          - Kế hoạch quốc gia về thanh niên hàng năm;

          - Hoạt động tham vấn, phối hợp trong việc xây dựng kếhoạch.

          - Những người làm công việc hỗ trợ, hướng dẫn, tư vấn chothanh thiếu niên. Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, những đối tượng trênchỉ được phép hành nghề khi đảm bảo các điều kiện nhất định và có chứng chỉhành nghề được cấp bởi Bộ Gia đình và Bình đẳng giới

          2.2.3. Các tổ chứcthanh niên

          Ngoài các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trong việc hỗtrợ thanh thiếu niên, pháp luật Hàn Quốc còn quy định vai trò, vị trí của cáctổ chức thanh niên trong việc tư vấn, bảo vệ thanh thiếu niên và phối hợp vớicơ quan nhà nước trong quản lý các vấn đề liên quan đến thanh thiếu niên.

          Để giúp các tổ chức thanh niên thực hiện vai trò của mình,pháp luật Hàn Quốc quy định một số chính sách hỗ trợ như:

          - Nhà nước và chính phủ sẽ cung cấp cho tổ chức thanh thiếuniên các kênh hỗ trợ hành chính để thành lập và thực hiện các hoạt động của họvà hỗ trợ chi phí trong việc điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động trongphạm vi ngân sách nhất định

          - Các tổ chức cá nhân có thể đóng góp tiền và các tài sảnkhác các tổ chức thanh niên để hỗ trợ họ trong việc hoạt động và điều hành.

          - Các vấn đề liên quan đến để hỗ trợ và trợ cấp những kinhphí theo quy định tại khoản 1 điều này sẽ được quy định theo Nghị định của tổngthống.

          2.2.4. Các chính sách dành chothanh thiếu niên

          Hệ thống pháp luật về thanh thiếu niên Hàn Quốc bao gồmnhiều văn bản luật khác nhau, trong đó, luật khung sẽ chỉ quy định những vấn đềcơ bản liên quan đến thanh thiếu niên. Vì vậy, Luật Khung về thanh thiếu niênHàn Quốc chỉ quy định khái quát về một số chính sách của nhà nước dành chothanh thiếu niên, bao gồm:

          - Chính sách hỗ trợ, trợ cấp các tổ chức thanh thiếu niên,các cơ quan hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên (Điều 29, 42);

          - Chính sách của nhà nước đảm bảo các chương trình, phúclợi dành cho thanh thiếu niên sẽ được ban hành trên cơ sở ý kiến thanh thiếuniên (Điều 49);

          - Chính sách bảo vệ thanh thiếu niên trước nguy cơ bỏ nhà và vi phạm pháp luật (Điều 50);

          - Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho thanh thiếu niênphát triển, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng từ môi trường sống đến thanh thiếuniên (Điều 51, 52);

          2.2.5. Một số quyđịnh khác

          Bên cạnh các điều khoản quy định những vấn đề cơ bản, quantrọng nhất về thanh thiếu niên và quản lý nhà nước, Luật Khung về Thanh thiếuniên Hàn Quốc còn quy định một số điều khoản hỗ trợ, đảm bảo thi hành như:

          - Quy định về việc thuê, cho thuê tài sản nhà nước vì mụctiêu bồi dưỡng thanh thiếu niên (Điều 57)

          - Quy định về việc giảm thuế cho các tổ chức cung cấp dịchvụ cho thanh thiếu niên (Điều 58);

          - Quy định về xử lý hình sự, theo đó, người vi phạm các quyđịnh trong luật có thể bị phạt tù hơn 2 năm hoặc phạt hành chính không quá 20triệu won (Điều 64).

          - Quy định về việc phạt hành chính (Điều 66).

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK