CÁC CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC NỔI BẬT CỦA SINGAPORE TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ (PHẦN 1)
Cập nhật : 17:35 - 25/09/2020
Sau khi tuyên bố độc lập khỏi Anh Quốc vào năm 1959, Singapore cũng tách khỏi liên bang Malaysia sau hai năm sát nhập vào năm 1965. Tại thời điểm đó Singapore là một quốc gia có thu nhập thấp với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, không có nhiều đầu tư và ít việc làm. 

Tuy nhiên, chỉ sau vài thập kỷ, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất Châu Á. Ngày nay, quốc gia nhỏ bé này trở thành trung tâm tài chính lớn thứ tư và là nơi có cảng container trung chuyển lớn nhất thế giới, được liên kết với hơn 600 cảng trên toàn thế giới. Năm 2018, sân bay Changi của Singapore được bình chọn là một trong những sân bay quốc tế tốt nhất thế giới phục vụ 65,5 triệu người/năm. 

Để đạt được điều này, bên cạnh những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế còn có vai trò không hề nhỏ của những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục Singapore. Từ khi lập quốc Chính phủ Singapore đã luôn coi “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Hiện nay, Singapore được mệnh danh là “Con rồng Châu Á” với thành công trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục, Singapore luôn được xem là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất của Châu Á. Hàng năm,Quốc đảo nhỏ bé này đã đào tạo ra những học sinh liên tục đạt kết quả cao nhất trong các chương trình đánh giá học tập như TIMSS (Trend in international mathematics and Science Study – Xu hướng nghiên cứu về khoa học và toán học quốc tế) và PISA (Programme for International Student Assessment - Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế  do OECD đề xuất). 

Ngay từ những ngày đầu độc lập, chính Phủ Singapore đã xác định mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục đáp ứng các nhu cầu kinh tế chính trị xã hội.  Đứng trước xu hướng hội nhập quốc tế, chính phủ Singapore mong muốn chuyển dịch nền kinh tế từ sử dụng nhiều lao động phổ thông sang nền kinh tế có hàm lượng vốn và công nghệ cao do đó giáo dục của Singapore cũng có những định hướng nhất định cho phù hợp với bối cảnh mới.

1. Chương trình giảng dạy song ngữ
Sự phát triển vượt bậc của Singapore hiện nay có mối liên hệ chặt chẽ với công lao của Thủ tướng Lý Quang Diệu - vị thủ tướng đầu tiên của quốc gia này và là người lãnh đạo Singapore từ năm 1959 đến 1990. Ông Lý tin rằng việc phổ cập tiếng Anh sẽ là chìa khóa để xây dựng kinh tế Singapore và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Chính vì thế, ông đã sớm yêu cầu sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính để giảng dạy tại các trường học ở Singapore, trong khi ngôn ngữ mẹ đẻ của ba nhóm dân tộc gồm tiếng Quan Thoại, tiếng Malay và tiếng Tamil sẽ được giảng dạy như ngôn ngữ thứ hai. Vào những năm 1960, tất cả các trường tiểu học và trung học đã  bắt buộc áp dụng chương trình song ngữ này. 
Năm 1987, tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy cho hầu hết các môn học, bao gồm toán học, khoa học và lịch sử. Vào những năm 1980, Singapore bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp, chú trọng vào việc tạo bối cảnh thực trong lớp học để học sinh, sinh viên có thể thực hành sử dụng ngôn ngữ, thay vì tập trung vào các quy tắc ngữ pháp trừu tượng và các bài tập từ vựng. 

2. Hướng tới nền giáo dục xuất sắc
Những nỗ lực mở rộng trường học của Singapore một cách nhanh chóng đã dẫn đến việc tiêu chuẩn hóa các trường học. Trong “Báo cáo hướng tới sự xuất sắc trong các trường học năm (Toward excellence in schools) năm 2002 đã đề cập tới việc tạo ra các trường học độc lập (sau này là các trường học tự chủ). Đây là một nỗ lực nhằm trao quyền chủ động nhiều hơn trong công tác quản lý và lựa chọn chương trình giảng dạy của các trường, chính sách này cũng cho phép 20% các trường hàng đầu được hưởng lợi từ các chương trình giảng dạy phong phú do họ lựa chọn. 
Ngoài ra, nhằm giúp học sinh, sinh viên phát triển trong một thế giới có  xu hướng biến động và kết nối cao, hệ thống giáo dục Singapore đã hướng tới việc cung cấp một nền giáo dục toàn diện.Bộ Giáo dục và Đạo tạo Singapore cũng xây dựng khung năng lực cạnh tranh và tiêu chuẩn đầu ra đối học sinh, sinh viên thế kỷ 21. 
Theo đó, bao quanh các vòng tròn phía trong là kết quả giáo dục mà Singapore mong muốn khi học sinh hoàn thành chương trình giáo dục chính thức. Cụ thể là: 
- Một người tự tin: Người nhận thức rõ ràng về đúng và sai, dễ thích nghi và kiên cường, hiểu rõ bản thân, sáng suốt trong phán đoán, tư duy độc lập và có khả năng phản biện, giao tiếp hiệu quả.
- Một người học tự định hướng (Khả năng tự học): Người học có khả năng tự định hướng việc học của mình, biết đặt câu hỏi, suy ngẫm và kiên trì theo đuổi việc học.
- Một người đóng góp tích cực: Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả, thực hiện các sáng kiến, chấp nhận rủi ro có tính toán, đổi mới và phấn đấu cho sự xuất sắc.
- Một người trăn trở: Là gốc rễ của Singapore, có ý thức công dân mạnh mẽ, được cung cấp thông tin và có vai trò tích cực trong việc cải thiện cuộc sống của những người khác xung quanh. 
Có thể thấy rằng ngoài việc tập trung vào đào tạo kiến thức, hệ thống giáo dục Singapore còn hướng tới phát triển con người một cách toàn diện. 

3. Trường học tư duy, quốc gia học tập. 
Tầm nhìn về “Trường học tư duy, quốc gia học tập” được Thủ tướng Goh Chok Tong công bố lần đầu tiên vào năm 1997 nhằm tăng cường sự phản biện và tư duy sáng tạo, đa dạng hơn trong chương trình giảng dạy, đa dạng về cơ cấu trường học (trường độc lập và tự chủ, cơ chế cụm trường) và nguồn lực. Chính sách này khuyến khích sự sáng tạo từ cấp dưới lên cấp trên, cải thiện đối với đào tạo giáo viên cũng như các dịch vụ và môi trường làm việc. Cụ thể là tầm nhìn này mô tả một quốc gia có tư duy và những công dân cam kết có khả năng đáp ứng những thách thức trong tương lai, một hệ thống giáo dục hướng tới đáp ứng yêu cầu của thế kỷ 21. Các trường học tư duy sẽ là các tổ chức học tập theo mọi nghĩa, liên tục thách thức các giả định và tìm kiếm những cách làm tốt hơn thông qua sự tham gia, sáng tạo và đổi mới. Trường học tư duy sẽ là cái nôi của những học sinh có tư duy cũng như những người trưởng thành về tư duy và tinh thần học hỏi này sẽ đồng hành cùng học sinh ngay cả khi họ đã rời ghế nhà trường. Một quốc gia học tập với một môi trường xã hội và văn hóa quốc gia sẽ thúc đẩy việc học tập suốt đời ở nhân dân. Năng lực học hỏi liên tục để phát triển nghề nghiệp và làm giàu cho bản thân của người Singapore, sẽ quyết định khả năng chịu đựng thay đổi của họ. 

(Còn tiếp)

Tài liệu tham khảo:
1. Creative and Critical Thinking in Singapore Schools Chiam Ching Leen, Helen Hong, Flora Ning Hoi Kwan, Tay Wan Ying, 2014
2. Speech by Prime Minister Goh Chok Tong at the opening of the 7th international conference on thinking on Monday, 2 June 1997, at 9 am at the Suntec city convention centre ballroom. 
3. The Education System in Singapore: The Key to its Success, Prof S Gopinathan Curriculum, Teaching & Learning Academic Group, 2011
4. From School to Economy: Innovation and Enterprise in Singapore By Pak Tee Ng and Charlene Tan Assistant Professors, Policy and Leadership Studies Academic Group, National Institute of Education, Nanyang Technological University, Singapore, The Innovation Journal: The Public Sector Innovation Journal, Volume 11(3), article 5.
5. https://www.asiaone.com/lifestyle/8-changes-singapore-education-system-you-should-know-about-year
6. https://eresources.nlb.gov.sg/history/events/44fa0306-ddfe-41bc-8bde-8778ff198640
7. https://www.moe.gov.sg/about

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK